Một người giao tiếp giỏi sử dụng cả lời nói và cơ thể để truyền tải thông điệp. Có lẽ, rất khó để thực sự “nhìn thấy” những thông điệp được truyền đạt bằng ngôn ngữ cơ thể nhưng vai trò của nó lại rất quan trọng. Trên thực tế, các tín hiệu phi ngôn ngữ của bạn có trách nhiệm truyền đạt 55% thông điệp của cuộc trò chuyện.
Hầu hết những sai lầm về ngôn ngữ cơ thể mà mọi người mắc phải trong giao tiếp hoàn toàn tránh được. Dưới đây là 5 lỗi mà hầu hết mọi người đều mắc phải:
Tập trung vào gương mặt người đối diện thay vì mỉm cười với họ
Mặc dù nhiều người không thường xuyên mỉm cười khi làm việc dù hài lòng hay không hài lòng, nhưng bạn nên chú ý đến những gì mà khuôn mặt của bạn truyền tải. Khi bạn bước vào cuộc họp, hãy mỉm cười. Khi bạn nói chuyện qua điện thoại, hãy mỉm cười.
Mọi người đều muốn tương tác với những người tích cực và tự tin, vì vậy hãy nở một nụ cười trên mặt bạn bất cứ khi nào có thể. Nó không chỉ tạo cảm giác thân thiện cho người khác. Mỉm cười hoặc thậm chí cười lớn sẽ làm giảm căng thẳng và làm cho bạn hạnh phúc hơn.
Bắt tay quá mạnh khi giao tiếp
Cách bạn kết nối với người khác qua mọt cái bắt tay rất quan trọng. Bạn nên có tư thế đúng, nắm tay vừa phải, cứng rắn nhưng không quá mạnh, lắc tay và nhìn thẳng vào mắt đối tác. Những hành động này sẽ cho thấy sư tự tin của bạn. Một cái nắm quá chặt chỉ khiến bạn bị hiểu lầm bởi những đối diện.
Giấu đôi tay khi nói chuyện
Ngoài việc bắt tay, đôi tay của bạn đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ sung hoặc làm rối bời giao tiếp bằng lời nói của bạn. Nếu đôi tay bạn di chuyển quá nhiều trong khi bạn nói, những người khác có thể tin rằng bạn không chuyên nghiệp và chưa trưởng thành.
Tuy nhiên, bạn nên sử dụng đôi tay khi nói chuyện. Theo một nghiên cứu của Đại học Colgate, mọi người thường lắng nghe bạn nhiều hơn khi bạn có hành động. Những người giấu tay khi giao tiếp với người khác thường được cho là không đáng tin cậy.
Không giao tiếp bằng ánh mắt
Khi phỏng vấn cho một công việc, hầu hết chúng ta đều biết điều quan trọng là phải duy trì liên lạc bằng mắt với nhà tuyển dụng. Nhưng chúng ta lại quên tiếp tục sử dụng điều này trong công việc. Bạn không nên nhìn chằm chằm vào người kia, dù ở trước mặt hay sau lưng.
Khi ai đó nói chuyện với bạn, hãy nhìn vào mắt họ – không phải nhìn điện thoại, máy tính hay notepad của bạn. Liên hệ bằng mắt giúp kết nối và xây dựng lòng tin. Và dù bạn có tức giận đến đâu cũng đừng trợn ngược mắt lên. Đó là cử chỉ thô lỗ.
Cử chỉ bối rối
Chắc hẳn chúng ta đều đã có lần lo lắng hoặc không thoải mái trong một tình huống nào đó. Đó là lúc thói quen thần kinh của chúng ta có một cách để hiển thị ra bên ngoài – bẻ ngón tay, gõ đầu ngón tay, vân vê tóc, cắn móng tay, cắn môi hay bút chì… Và, nếu bạn làm những điều này vì cảm thấy nhàm chán thì bạn cũng đang truyền đạt điều tương tự: Bạn không tự tin hoặc không đáng tin cậy trong một tình huống căng thẳng.
Cố gắng làm giảm căng thẳng bằng cách hít một hơi sâu, nhớ lại một kỉ niệm dễ chịu và làm những việc mà bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Liên tục xem đồng hồ hoặc điện thoại
Mọi người xem điện thoại của họ 24/7 và thậm chí, trong các cuộc họp và thuyết trình có thể là chuyện bình thường. Nhưng đó là một thông điệp không tích cực. Trừ khi công việc của bạn đòi hỏi sự chú ý của bạn trên điện thoại mỗi phút trong ngày làm việc, hãy tôn trọng những người trong phòng và chú ý vào những người xung quanh nhiều hơn màn hình điện thoại.
Vì những lý do tương tự, liên tục theo dõi đồng hồ truyền cho những người khác rằng bạn đang chán, không quan tâm và rõ ràng là một cử chỉ bất lịch sự. Không điều gì trong số đó là những thông điệp bạn nên truyền tải trong một môi trường chuyên nghiệp.
Bắt chéo tay trước ngực
Khi bạn bắt chéo tay trước ngực và đang trả lời các câu hỏi, bạn trông có vẻ phòng thủ. Tư thế cơ thể làm cho bạn có vẻ thiếu thân thiện và bướng bỉnh, và đó không phải là người mà người ta muốn hợp tác. Hãy đặt tay của bạn một cách thoải mái theo cơ thể hoặc có những cử chỉ phù hợp với tình huống giao tiếp.