Nghiên cứu mới chỉ ra nguyên nhân bất ngờ khiến bitcoin gây sốt

Theo công ty nghiên cứu Bernstein, chuyển động giá của một loại thức uống có cồn được xem là “làm tăng địa vị xã hội” khá phổ biến ở Trung Quốc có thể giúp giải thích sự tăng giảm giá “điên cuồng” của bitcoin.

Cụ thể là, các chuyên gia phân tích đã so sánh những yếu tố chủ chốt thúc đẩy nhu cầu bitcoin với các yếu tố thúc đẩy nhu cầu của các sản phẩm Trung Quốc nổi tiếng ở hai lĩnh vực khác: đó là dược phẩm và thức uống có cồn.

“Bitcoin không cung cấp cho nhà đầu tư những dòng tiền hay lợi ích khác, nhưng nguồn cung bitcoin tối đa là cố định, vì thế giá của nó bị đẩy lên bởi sự đầu cơ về nhu cầu tiềm năng dành cho đồng tiền này”, các chuyên gia phân tích cho biết.

Thị trường dành cho các đồng tiền kĩ thuật số cũng có một mức độ bất ổn lớn về chuyện nhu cầu bên dưới thật sự là gì. Bao nhiêu người thật sự muốn có tiền số? Tại sao họ lại muốn chúng? Bao nhiêu người sẽ muốn sở hữu chúng trong tương lai? Liệu họ có tiếp tục muốn chúng trong suốt một thời gian dài hay không?

Sự bất ổn về nhu cầu này góp phần vào mức độ biến động giá cả.

Vào thời điểm này, có rất nhiều sàn giao dịch không được quản lý trên khắp thế giới, ở đó giá bitcoin có thể chênh nhau đáng kể.

Hậu quả là giá bitcoin đã giảm sau một đêm, chỉ vì trang websitecoinmarketcap.com đã gỡ bỏ giá trên các sàn giao dịch Hàn Quốc. Nhìn chung, giá bitcoin ở Hàn Quốc hiện cao hơn các sàn khác.

Các chuyên gia của Bernstein so sánh tình huống này với nhu cầu dành cho một loại thuốc cổ truyền Trung Quốc làm từ da lừa có tên là E.Jiao, được dùng để làm giàu lượng máu trong cơ thể và chống lão hóa.

Trong năm 2016, Trung Quốc đã sản xuất 5.000 tấn E.Jiao, phải cần đến 2,5 triệu tấm da lừa.

Tuy nhiên, số lượng lừa ở Trung Quốc đang giảm, dẫn tới những sản phẩm nhái rẻ tiền làm từ da bò hoặc da ngựa.

Vì thế, nhà sản xuất hàng đầu của sản phẩm nguyên gốc này là Dong E-E.Jiao được hưởng lợi từ cái mà Bernstein gọi là “sự khan hiếm có thể tin được”.

E.Jiao có nguồn cung hạn chế, giống như bitcoin, nhưng sản phẩm này cũng được hưởng lợi nhờ có sự ổn định cao hơn trong nhu cầu.

Kết quả là Dong E đã nâng giá E.Jiao lên 18 lần suốt thập niên qua.

Đâu đó trên đường cong nhu cầu giữa bitcoin và E.Jiao còn có thương hiệu bạch tửu (baijiu) Fetien – một loại rượu phổ biến của Trung Quốc.

Đãi khách bằng bạch tửu là một cách quan trọng đối với người Trung Quốc để cho người khác thấy địa vị của họ trong xã hội, điều mà khiến các chuyên gia kinh tế học đề cập tới như là “một loại hàng hóa Veblen”.

Lý thuyết kinh tế cơ bản cho rằng khi giá giảm, sẽ có nhiều người hơn tìm mua một sản phẩm.

Nhưng trong trường hợp của hàng hóa Veblen (vốn chỉ bao gồm các thương hiệu thời trang cao cấp và xe hơi hạng sang), việc tăng giá thường làm tăng thêm địa vị xã hội gắn với sản phẩm đó, làm cho nó đáng khao khát hơn và thuyết phục mọi người trả tiền nhiều hơn.

Bernstein gọi điều này là “giá trị trưởng giả” của sản phẩm đó.

Nghiên cứu mới chỉ ra nguyên nhân bất ngờ khiến bitcoin gây sốt - Ảnh 1.

Về cơ bản, bitcoin giờ đây có thể đang cho thấy vài đặc điểm của một món hàng Veblen với giá cả đang tăng vì hầu như mọi người nghĩ rằng nó tuyệt vời.

“Giữa năm 2017, chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát 1.070 người tiêu dùng hàng hóa cao cấp Trung Quốc. Kết quả cho thấy rằng nhu cầu Veblen là nhân tố thúc đẩy quan trọng thứ ba của sự chọn lựa thương hiệu trong các thương hiệu bạch tửu siêu thượng hạng như Fetien và đối thủ cạnh tranh chính của nó, Wuliangye. 32% người tham gia khảo sát đã nói rằng ‘thết đãi loại rượu đó cho thấy sự tôn trọng dành cho khách’ là một lý do khiến họ chọn thương hiệu này. ‘Uống rượu này là phù hợp với những người như tôi’ cũng nằm trong 5 lý do hàng đầu được 23% người tham gia khảo sát trả lời”, Bernstein nói về kết quả khảo sát.

“Đối với Feiten, ‘uống hay thết đãi nó cho thấy rằng tôi thành đạt’ cũng là một nhân tố thúc đẩy quan trọng đối với 27% người tham gia khảo sát khi cho biết lý do chọn thương hiệu”.

“Loại nhu cầu Veblen này là một trong những yếu tố đã thúc đẩy giá tiêu dùng của Feiten tăng khoảng 400% từ năm 2007 đến 2012, và một lần nữa đang góp phần vào mức tăng 64% của sản phẩm này trong 12 tháng qua”, Bernstein giải thích thêm.

Nghiên cứu mới chỉ ra nguyên nhân bất ngờ khiến bitcoin gây sốt - Ảnh 2.

Bitcoin, công thức thuốc Dong E-E.Jiao, và bạch tửu của Fetien, tất cả đều nhận được một phần của giá trị của chúng từ nguồn cung giới hạn.

Những nền tảng bị bóp méo

Tuy nhiên, Dong E-E.Jiao cũng được hưởng lợi từ sự ổn định của nhu cầu. Nhưng trong trường hợp của bitcoin và bạch tửu, các mức nhu cầu hiện tại là không rõ ràng, và giống như đồng tiền số hàng đầu của thế giới, Fetien đã dễ bị tổn thương khi các nền tảng thị trường bị bóp méo.

Lần “tổn thương” đầu tiên đã xảy ra hồi cuối những năm 2000 giữa tình trạng thiếu hụt nguồn cung, khi đó các nhà phân phối phản ứng bằng cách giấu nguồn hàng dư thừa quá mức nhằm làm giảm nhu cầu thậm chí xuống sâu hơn.

Điều đó có nét gì đó giống với bitcoin, khi mà chỉ 1.000 người được ước tính là đang nắm giữ khoảng 40% tổng lượng bitcoin có sẵn.

Nguồn cung của Fetien sau đó đã nhanh chóng đảo ngược khi chính phủ Trung Quốc tung ra một chiến dịch chống tham nhũng hồi năm 2012, khiến những người sở hữu tung nguồn hàng dư thừa ra ngập cả thị trường.

Tương tự, thị trường tiền số đã được các cơ quản lý Trung Quốc “đưa vào tầm ngắm”.

Sẽ là thú vị để xem sự biến động như thế có sẽ lan tới thị trường bitcoin và các loại tiền số khác trong năm 2018 hay không.

Hội chứng FOMO và lý do tại sao bitcoin vẫn có thể tiếp tục tăng giá

Bài viết mới