Ngành FMCG: Doanh nghiệp nội phát triển mạnh, đa quốc gia chững lại

Mặc dù nền kinh tế đang trải qua giai đoạn có nhiều sự thay đổi với mức tăng trưởng vừa phải kèm theo sự chuyển đổi của các mô hình tiêu dùng hiện tại. Nhưng cơ hội tăng trưởng vẫn hiện hữu ở tất cả các ngành hàng và cơ hội đó chia đều cho tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường – bất kể quy mô lớn hay nhỏ, doanh nghiệp Việt Nam hay đó là các doanh nghiệp đa quốc gia. Theo nghiên cứu mới được công bố của Nielsen thì tại thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp nội địa tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng trong thời gian qua.

Nielsen đã thực hiện một nghiên cứu với Top 100 doanh nghiệp FMCG đang hoạt động tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đây là những doanh nghiệp chiếm đến 85% tổng doanh số ngành hàng FMCG trong khu vực trong năm 2016.

Trong nghiên cứu này, Nielsen phân tích dựa trên 4 ngành hàng lớn: Thực Phẩm, Nước Giải Khát, SP Chăm sóc Nhà cửa và SP Chăm sóc Cá nhân. Nghiên cứu này không xét đến các sản phẩm Nước uống có cồn và Thuốc lá.

Theo đó, trong năm 2017, trong khi các doanh nghiệp đa quốc gia (ĐQG) cho thấy sự trì trệ trong tăng trưởng khi chỉ đạt được 2% tăng trưởng giá trị (so với 5% trong năm 2014), thì các doanh nghiệp nội địa tại Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng tích cực – 7% tăng trưởng giá trị (so với tỉ lệ 5% hai năm trước) và đóng góp đến 42% trong tổng số doanh thu của toàn ngành hàng FMCG.

Khi quan sát kĩ hơn ở mỗi ngành hàng lớn, mỗi ngành hàng đều cho thấy một bức tranh khác nhau. Xét về thị phần, các doanh nghiệp nội địa vẫn đang chiếm ưu thế trong ngành hàng thực phẩm và nước giải khát với tỉ lệ 69% & 45%, theo thứ tự tương ứng.

Mặc dù các doanh nghiệp đa quốc gia vẫn chiếm thị phần lớn trong ngành hàng ngành hàng chăm sóc nhà cửa và chăm sóc cá nhân, nhưng xét về tốc độ tăng trưởng thì các doanh nghiệp nội địa đang hoạt động trong hai ngành này lại thể hiện sự tăng trưởng ấn tượng trong năm 2016 với mức tăng 13% và 9%, tương ứng.

Các thương hiệu việt đang dẫn đầu thị trường FMCG

Bài viết mới