Ngân sách lại thêm nhiều khoản tiền khổng lồ gửi ngân hàng

Cụ thể, trong khi đầu năm 2017, số tiền này chỉ ở mức 95.000 tỷ đồng thì đến cuối tháng 8 đã tăng thêm 65% đạt 160.000 tỷ đồng. Và đến thời điểm ngày 31/12/2017, tính riêng tại 5 nhà băng Vietcombank, BIDV, VietinBank, MBBank và VIB, số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước đã lên tới 238.493 tỷ đồng, gấp 3,3 lần so với thời điểm đầu năm, trong đó chủ yếu tập trung tại các Ngân hàng do Nhà nước nắm quyền chi phối.

Ngân sách lại thêm nhiều khoản tiền khổng lồ gửi ngân hàng - Ảnh 1.

Tiển gửi của KBNN tại các ngân hàng – Nguồn: Số liệu BCTC hợp nhất

Riêng Vietcombank là ngân hàng có lượng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước cao nhất với 165.081 tỷ đồng, tăng gần 3 lần so với cuối tháng 9/2017. Đóng góp vào số tiền này phải kể đến thương vụ 5 tỷ USD mua cổ phần Saceco hồi cuối tháng 12/2017. Vietcombank là ngân hàng duy nhất nắm trọn giao dịch này.

Toàn bộ 5 tỷ USD tương đương với hơn 113.000 tỷ đồng đã được chuyển vào tài khoản tại Vietcombank của bên bán cổ phần là Bộ Công Thương. Vietcombank đã đối ứng bằng lượng tiền nội tệ và số tiền này vẫn nằm lại trên hệ thống Vietcombank đến cuối năm 2017.

Trong khi đó, tại BIDV, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước cũng tăng đến 44% so với cuối quý III và gấp đôi so với con số hồi đầu năm, đạt tới 59.465 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm.

Tại Vietinbank, tiền gửi của KBNN là 11.099 tỷ đồng, giảm tương đối nhiều (58%) so với cuối quý III/2017. Tuy thấp hơn nhiều so với Vietcombank và BIDV nhưng số tiền này cũng đã gấp hơn nhiều lần so với thời điểm đầu năm 2017.

Việc Kho bạc Nhà nước mang tiền đi gửi có thể giúp các ngân hàng được hưởng lợi nhờ số tiền gửi lớn với lãi suất thấp này.

Báo cáo tài chính của Vietcombank, BIDV và Vietinbank cho thấy tốc độ tăng trưởng huy động vốn của 3 ngân hàng đang chậm hơn so với tăng trưởng tín dụng.

Có thêm khoản tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, Bộ tài chính và NHNN, thanh khoản của các ngân hàng này sẽ bớt áp lực hơn nhờ nguồn vốn vừa lớn vừa rẻ này.

Tuy nhiên, việc Kho bạc Nhà nước tăng gửi tiền tại các ngân hàng chưa hẳn tốt cho chính sách tài khóa. Theo các chuyên gia, điều này cho thấy hoạt động giải ngân nguồn vốn đầu tư công có thể đang gặp trở ngại. Trong khi vốn đầu vào từ các hoạt động thu thuế, phí và lệ phí, trái phiếu Chính phủ đang dồi dào thì đầu ra lại chậm chạp.

Nước chảy chỗ trũng: Gần 243.000 tỷ đồng tiền gửi ‘đổ’ thêm về Vietcombank năm 2017

Bài viết mới