Thủ thuật toán học được áp dụng khi lên kế hoạch đó chính là câu lệnh “nếu – thì” và “chứng minh”. Heidi Grant Halvorson, nhà tâm lý học kiêm phó giám đốc Trung tâm Khoa học động lực của trường Đại học Columbia cho biết công thức trên đòi hỏi bạn phải đặt ra những giả thuyết khi lên bất cứ kế hoạch nào và kết quả có thể nhận được. Qua đó, bạn sẽ phải liệt kê các bước và có thể thực hiện kế hoạch đó nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Đây cũng là một trong những thủ thuật chung đặc biệt được bộ ba nhà lãnh đạo huyền thoại Steve Jobs, Bill Gates và Richard Branson sử dụng khi lập kế hoạch. Trong cuốn sách “9 Điều khác biệt của người thành công”, tác giả Halvorson cũng đưa ra những bằng chứng cụ thể về việc lập kế hoạch với thủ thuật toán học “nếu – thì”:
– Nếu tôi chưa viết xong báo cáo trước giờ ăn chưa, thì tôi sẽ làm việc này đầu tiên khi tôi trở lại phòng làm việc
– Nếu tôi bị các đồng nghiệp làm phiền, thì tôi sẽ dành ra 5 phút để trò chuyện với họ và quay trở lại tập trung làm việc.
– Nếu đến 6 giờ tối, thì tôi sẽ dành thời gian khoảng 1 giờ đồng hồ tập thể dục trong phòng gym của công ty trước khi về nhà.
Giáo sư Grant Halvorson cũng giải thích trên tạp chí “Những tiến bộ trong tâm lý học thử nghiệm”, việc lên kế hoạch theo công thức “nếu – thì” cho phép bạn quyết định trước “khi nào” và “ở đâu” sẽ có những hành động cụ thể để đạt được mục tiêu của mình. Đó là lý do vì sao những kế hoạch được lập theo cách này luôn kích thích bạn hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả hơn, tăng gấp đôi hoặc gấp 3 cơ hội thành công trong mọi lĩnh vực.
“Mong muốn có năng suất cao là không đủ để trở thành động lực cho bạn thực hiện năng suất cao hơn. Thêm vào đó, bạn cần phải có những thói quen quản lý thời gian và lên kế hoạch cho cụ thể cho từng công việc trong cuộc sống, nắm bắt mọi cơ hội thì mới có khả năng thành công cao hơn những người khác”, giáo sư Grant Halvorson chia sẻ.
Kiểu lập kế hoạch theo logic toán học này vừa chỉ ra mục tiêu rõ ràng bạn cần phải hoàn thành lại vừa là thủ thuật đánh lừa não bộ giúp bạn đạt mục tiêu nhanh hơn. Bởi vì, nó mô tả khả năng não bộ tạo ra liên kết giữa các sự kiện khác nhau để chuẩn bị phản ứng với sự kiện tiếp diễn sẽ xảy ra.
Một khi bạn đã xây dựng kế hoạch theo công thức “nếu – thì”, não bộ vô thức bắt đầu quét các dữ liệu và tình huống trong kế hoạch (mệnh đề: nếu). Và khi não bộ đã quyết định chính xác được công việc bạn cần làm và giả định kết quả (mệnh đề: thì), bạn sẽ thực hiện kế hoạch đó mà không cần phải suy nghĩ một cách có ý thức về nó hoặc lãng phí thời gian để cân nhắc nên làm việc gì tiếp theo.
Lên kế hoạch theo cách này cũng giúp bạn đưa ra được những giả thuyết rủi ro trước và tìm biện pháp khắc phục nhanh chóng khi phải đối mặt với vấn đề khó khăn.