Công việc hằng ngày đã khiến ta quá stress, không kể làm thêm giờ hay tăng ca vào cuối tuần, nhưng thật kinh khủng nếu phải làm dưới chướng một vị sếp tồi. Chúng ta có thể chấp nhận bị khiển trách và phê bình khi làm việc sai, không hiệu quả, không đúng với ý muốn của sếp nhưng không có nghĩa bất cứ việc gì ta làm cũng đều không được tôn trọng thành quả.
Có không ít những vị sếp tốt bụng, khiến hàng ngàn nhân viên nể phục nhưng có những vị sếp có những hành động và lời nói khiến nhân viên cảm thấy áp lực và muốn nghỉ việc. Nếu sếp của bạn cứ nói đi nói lại những điều này thì hãy xem chừng lại công việc hiện tại nhé!
1. Tôi chỉ thực hiện đúng các quy định công sở
Tất cả mọi nhân viên đều hiểu rằng sếp không lập ra tất cả các quy định ở nơi làm việc nhưng điều đó không có nghĩa là sếp có thể áp dụng mọi quy tắc ấy một cách bừa bãi và phi lí. Nếu bạn chỉ ra được sự phi lí trong quy định hoặc tại sao bạn lại nằm trong trường hợp ngoại lệ các quy tắc chuẩn thì sếp của bạn phải họp lại với các ban ngành để xem lại điều luật. Còn nếu sếp làm lơ những ý kiến của bạn và lo sợ bị bóc trần lỗi lầm của mình trước cấp dưới thì công việc hiện tại không xứng với khả năng của bạn.
2. Nếu cô/cậu không muốn làm thì tôi giao cho người khác
Nếu sếp của bạn thốt lên với bạn như vậy thì bạn nên hiểu ý nghĩa bên trong câu nói vô cùng đáng sợ này: “Đừng trông đợi tôi sẽ nhẹ tay với cô/cậu bởi vì tôi chẳng thể làm khác hơn. Tôi đang sợ công việc không hoàn thành theo ý muốn và tôi cũng muốn cô/cậu phải lâm vào tình trạng như tôi, tôi sẽ cho nghỉ việc.”
3. Chỉ cần làm thôi và đừng thêm bất cứ rắc rối nào
Khi sếp của bạn đặt ra một mục tiêu quá xa vời với bạn nhưng lại không đề ra cách tốt nhất để đạt được tức là họ chẳng quan tâm gì đến bạn. Nếu không hoàn thành mục tiêu thì họ chỉ quan tâm đến việc làm sao phải giải quyết rắc rối với cấp trên cho yên ổn thôi. Và đó là lí do tại sao một vị sếp tồi chỉ luôn khiến cho bạn sợ hãi hơn khi đặt ra mục tiêu hơn là chỉ ra cho bạn biết bạn cần làm thế nào cho đúng.
4. Có vẻ đây là vấn đề cá nhân
Nếu bạn kiến nghị với sếp rằng bạn đang mất cân bằng giữa thời gian làm việc và đời sống riêng tư mà chỉ nhận được một câu nói như gáo nước lạnh: “Có vẻ đây chỉ là chuyện riêng tư của cô/cậu thôi” thì chắc hẳn vị sếp của bạn chẳng hề quan tâm đến nhân viên . Trong trường hợp này, sự lựa chọn tiếp tục chịu đựng làm việc có thể không phải là một sự lựa chọn tốt cho bản thân và sự nghiệp riêng của bạn.
5. Cô/cậu phải may mắn mới có nhận được việc này đấy
Nếu một vị sếp tồi bực bội vì việc bạn hoặc người khác làm, họ sẽ chẳng ngại ngần nói thẳng: “Cô/cậu phải may mắn lắm mới được tôi nhận vào làm đấy”. Về khách quan, câu nói ấy chỉ đúng một phần. Bạn nhận được việc hay không là do khả năng và trí thông minh của bạn có sức hút và gây ấn tượng với người tuyển dụng trong buổi phỏng vấn.
6. Tôi không muốn nghe về vấn đề này nữa, trừ khi cô/cậu có cách giải quyết
Sếp của bạn chắc hẳn là một người thiếu kinh nghiệm và lúng túng trong việc giải quyết khó khăn. Nếu bạn biết hướng giải quyết vấn đề thì chắc chắn bạn cũng chẳng tốn thời gian để trình bày mãi một vấn đề mà bạn vốn chẳng thích thú.
7. Từ trước đến nay, chúng ta luôn luôn làm theo cách này
Thông thường trong một công ty, mọi người thường giải quyết mọi việc theo một hướng đã vạch trước, tuy nhiên không có nghĩa đó là cách giải quyết tốt nhất. Thử nghiệm và đánh giá lại mọi giai đoạn là đặc trưng của các doanh nghiệp danh tiếng. Thế giới đang thay đổi, mọi quy trình làm việc cũng đang thay đổi. Nếu sếp của bạn có nói như vậy mà không nhìn vào tính thực tế của hiện tại thì đó hẳn là một vị sếp tồi.
8. Bởi vì tôi là sếp, đó chính là lí do tại sao
Khi một vị sếp tồi tìm cách đưa bạn vào những tình huống oái oăm, thực ra họ chỉ đơn giản muốn nhắc bạn là họ là sếp còn bạn chỉ là cấp dưới thôi, và với lí do đó họ luôn đúng còn bạn thì hoàn toàn sai. Rời xa công ty ấy chắc hẳn là cách tốt nhất để cứu bạn thoát khỏi con đường sự nghiệp tối tăm.