Nếu bạn không nghĩ rằng khăn của bạn bẩn, hãy suy nghĩ lại. Trong một nghiên cứu của nhà sinh vật học Charles Gerba, Đại học Aiona, hơn 90% khăn tắm bị nhiễm khuẩn coliform – một loại vi khuẩn có trong phân người, theo tạp chí Times. Gerba cũng nhận thấy rằng, 14% khăn tắm được kiểm tra chứa vi khuẩn E. Coli. Ông cũng từng công bố một nghiên cứu về sự tương quan giữa sự xuất hiện của các vi khuẩn này trên khăn lau tay trong nhà bếp và khuyên bạn nên thường xuyên làm sạch chúng.
Những chiếc khăn dễ dàng là nơi ẩn náu và phát triển cho các loại vi khuẩn từ bề mặt da người bởi môi trường ẩm, ấm. May mắn thay, hầu hết các vi khuẩn đó vô hại vì chúng xuất phát từ chính cơ thể con người, “cơ thể chúng ta thích nghi để có thể sống cùng với các vi khuẩn trong môi trường xung quanh”. Tuy nhiên, bạn có thể gặp nguy hiểm nếu dùng chung khăn tắm hoặc cơ thể có vết thương. Lúc đó, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương và gây hại cho cơ thể.
Khăn tắm của ban sẽ không thể sạch sẽ hoàn toàn nhưng số lượng vi khuẩn và mầm bệnh có thể được hạn chế bằng việc giặt khăn tắm thường xuyên. Gerba khuyên bạn nên giặt khăn tắm sau mỗi 2 ngày sử dụng. Giám đốc y tế Susan Whittier, đại học Columbia cũng nhấn mạnh rằng nếu khăn tắm của bạn được giữa khô hoàn toàn giữa các lần sử dụng, cơ hội lây lan vi khuẩn gần như bằng 0. Tuy nhiên, bạn vẫn nên giặt khăn tắm ít nhất 1 lần mỗi tuần.