Trong dự thảo nội dung tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2022, Sacombank cho biết, lợi nhuận trước trích lập Đề án tái cơ cấu năm 2022 của ngân hàng đạt 19.940 tỷ đồng, tăng 57,5%.
Sacombank cho biết, lợi nhuận trước trích lập Đề án năm 2022 của ngân hàng đạt 19.940 tỷ đồng, tăng 57,5% so với năm trước.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thường Tín (Sacombank, mã chứng khoán: STB) vừa công bố thông tin về việc thông qua dự thảo nội dung tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2022 dự kiến diễn ra vào ngày 25/4/2022.
Trong dự thảo nội dung tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông, Báo cáo Ban của Ban điều hành Sacombank về kết quả hoạt động kinh doanh và kế hoạch năm 2023 cho thấy, lợi nhuận trước thuế năm 2022 của ngân hàng đạt 6.339 tỷ đồng, tăng 44,1% so với năm trước, đạt 120% kế hoạch.
Lợi nhuận trước trích lập Đề án tái cơ cấu đạt 19.940 tỷ đồng, tăng 57,5% so với năm trước.
Đề án tái cơ cấu sau sáp nhập của Sacombank với thời gian thực hiện đến hết năm 2025 gồm các giải pháp để xử lý tài chính đối với khoản lãi dự thu, trái phiếu đặc biệt VAMC, các khoản nợ xấu, các tài sản tồn đọng và các khoản đầu tư góp vốn mua cổ phần.
Việc tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro và phân bổ chi phí Đề án là nguyên nhân khiến con số lợi nhuận sau trích lập của ngân hàng giảm mạnh.
Trích dự thảo nội dung tài liệu trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2022 dự kiến diễn ra vào ngày 25/4/2022 của Sacombank.
Kết thúc năm 2022, tổng tài sản của ngân hàng đạt 591.908 tỷ đồng, tăng 13,6% so với đầu năm, trong đó, tài sản có sinh lời tăng 16%.
Tổng nguồn vốn huy động đạt 519.132 tỷ đồng, tăng 11,8%, đạt 101% kế hoạch. Trong đó, 92,6% là huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư, chiếm 4% thị phần tiền gửi toàn ngành.
Tổng dư nợ tín dụng đạt 438.752 tỷ đồng, tăng 13%, theo đúng hạn mức Ngân hàng Nhà nước phân bổ, chiếm 3,6% tín dụng toàn ngành.
Năm 2022, Sacombank cho biết đã thu hồi xử lý 15.886 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng (đạt 106% kế hoạch); trong đó 12.010 tỷ đồng là các khoản thuộc Đề án, kéo giảm tỷ trọng trong tổng tài sản xuống còn 4,3%.
Sacombank cho biết cũng đã hoàn tất xử lý toàn bộ 21.576 tỷ đồng lãi dự thu được khoanh thuộc Đề án và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định. Tổng số dư dự phòng rủi ro đạt 22.742 tỷ đồng, tăng 41% so với quy định.
Giá trị vốn hoá thị trường năm 2022 của ngân hàng đạt 42.417 tỷ đồng, tương đương 1,8 tỷ USD. Quỹ ngoại Dragon Capital đã trở lại làm cổ đông lớn sau 11 năm, nắm giữ trên 5% cổ phần.
Thông tin liên quan đến tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từng gây xôn xao dư luận trong thời gian qua, Sacombank cho biết, kể từ ngày 14/3/2021 đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu STB đã được ĐHCĐ Sacombank thống nhất là 30%.
Tuy nhiên, khi Sacombank phát hành 400 triệu cổ phiếu STB để sáp nhập Ngân hàng TMCP Phương Nam vào Sacombank, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã điều chỉnh đưa tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu STB về mức hơn 23,63% và đến ngày 31/5/2021, VSD lại điều chỉnh đưa tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài về lại mức 30%.
Vào ngày 10/3/2023 vừa qua, VSD đã gửi công văn cho Sacombank ghi nhận sự thiếu sót đối với việc điều chỉnh nêu trên.
Theo đó, Sacombank khẳng định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu STB ở thời điểm hiện tại là 30%.
Năm 2023, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 9.500 tỷ đồng