Cuối năm là thời gian đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên – được coi như một nghi lễ thường niên, là thời điểm làm cho mọi người bồn chồn, lo lắng bởi từ thực tập sinh đến giám đốc điều hành đều sẽ nhận được phản hồi quan trọng về công việc của họ. Ngoài việc đánh giá thành tích và những thành quả đạt được, đây là thời điểm các nhà quản lý và chuyên gia về quản trị nhân sự quyết định về tiền thưởng, thăng chức và tăng lương.
Để có cái nhìn sâu sắc hơn, chúng tôi đã đến gặp Joel Garfinkle, giám đốc điều hành và là tác giả của cuốn “Get Paid What You’re Worth”. Garfinkle nói rằng: “Người quản lý của bạn rất có thể sẽ không bao giờ để ý tới bạn và chỉ đơn giản là chấp thuận tăng lương. Bạn cần phải yêu cầu tăng lương, đừng ngại yêu cầu tăng lương”. Ở đây ông cân nhắc về 10 cách đơn giản để sếp của bạn thấy rằng bạn đã sẵn sàng cho việc tăng lương.
1. Thực hành giao tiếp sớm và thường xuyên với sếp
Kỹ năng giao tiếp tốt là điều rất quan trọng trong mọi khía cạnh của sự nghiệp. Cho dù đó là việc bạn giao tiếp với cấp trên, với đồng nghiệp trong nhóm hoặc những người đang chỉ đạo bạn, hiệu quả và hiệu suất trong việc giao tiếp sẽ giúp đảm bảo rằng bạn được xem như là một tài sản có giá trị.
2. Thể hiện khả năng thúc đẩy và truyền cảm hứng cho đồng nghiệp
Được xem như một đội ngũ với nguồn động lực tuyệt vời nhất chính là chìa khóa để nâng cao xếp hạng tổ chức của bất kỳ công ty nào. Các nhà lãnh đạo vĩ đại không nói với nhân viên rằng họ cần phải làm gì, họ truyền cảm hứng cho nhân viên để họ có thể làm hết sức mình.
3. Cố gắng làm hết sức những gì có thể
Mặc dù bạn không phải là người có thể sáng tạo ra ứng dụng lớn hoặc cách mạng hóa ngành công nghiệp của bạn, hãy cho mọi người thấy rằng bạn đang chủ động suy nghĩ về các giải pháp kinh doanh và cách để đổi mới, điều này sẽ tạo ra sự khác biệt vào thời gian đánh giá cuối năm.
Cho dù bạn đang phát triển những sáng kiến trong ngành, trong công ty của bạn hoặc chỉ trong những nhiệm vụ công việc cụ thể của bạn, hãy cho thấy rằng bạn thực sự có thể nghĩ xa hơn, giúp ích cho việc đưa tổ chức của bạn lên một cấp độ cao hơn, điều này sẽ thực sự tạo ấn tượng tốt đối với những người sẽ xác định số phận thăng tiến của bạn.
4. Hãy suy nghĩ về việc sẽ đóng góp gì cho sự phát triển của doanh nghiệp
Những khó khăn trong công việc ban đầu luôn luôn là một sự khởi đầu tuyệt vời để đảm bảo cho việc thăng tiến, nhưng chắc chắn đó không phải là tất cả những gì mà nó mang lại.
Giá trị của bạn chính là một nhân viên, được xác định trong cả hai biện pháp định tính và định lượng, là những mặt mà người quản lý của bạn có thể đánh giá qua một con số và thường dễ dàng hơn khi sử dụng nó như một đòn bẩy, khi nói về việc tăng lương.
Hãy nhớ rằng, việc cải thiện lợi nhuận là mục tiêu chính của các doanh nghiệp. Vì lý do này, nếu một nhân viên luôn đóng góp hiệu quả vào mục tiêu này, sẽ có nhiều khả năng những nỗ lực này sẽ được ghi nhận bằng việc nhân viên đó sẽ được tăng lương.
5. Lựa chọn thời điểm thích hợp
Thời điểm là rất quan trọng vì hai lý do:
Thời điểm về tình hình tài chính của công ty và các kế hoạch trong tương lai. Công ty làm việc như thế nào? Bạn ở vị trí nào để có thể tăng lương? Các kế hoạch phát triển trong tương lai và mức độ quan trọng của công việc bạn đang làm để góp phần vào sự thành công của những kế hoạch đã đề ra. Điều này có thể làm tăng giá trị của bạn một cách đáng kể như là cấp trên sẽ cảm thấy như họ “không thể để mất bạn”.
Thứ hai, thời điểm nói với người giám sát. Nếu người giám sát bạn đang lưỡng lự khi đánh giá nhân viên, điều đó có thể ảnh hưởng đến việc họ có thể nhận chấp thuận tăng lương cho bạn hay không. Thậm chí hãy chú ý đến tâm trạng của họ (vì cả lý do cá nhân lẫn công việc) vì nó sẽ ảnh hưởng đến sự đàm phán của bạn về việc tăng lương.
6. Tìm kiếm sự ủng hộ từ đồng nghiệp và cấp trên
Bạn có thể dành cả ngày để nói về thành tích của mình nhưng nếu bạn muốn được cấp trên chú ý, hãy để những người khác làm việc đó thay bạn.
Nếu đồng nghiệp hay cấp trên có thể khen ngợi về những thành tích và tinh thần làm việc của bạn, bạn sẽ được chú ý theo một cách khách quan và đồng nghĩa với khả năng được tăng lương sẽ cao hơn.
7. Sẵn sàng đón nhận rủi ro
Để đàm phán, bạn phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi đòi hỏi những gì bạn muốn. Thái độ can đảm và dũng cảm của bạn sẽ giúp bạn nắm bắt những rủi ro cần thiết để có thể được thăng tiến.
8. Hãy tin tưởng vào bản thân và giá trị bản thân
Lý do số 1 khiến hầu hết mọi người không dám đàm phán về việc tăng lương đó là do thiếu tin tưởng vào bản thân. Những người có mức thu nhập thấp đôi khi là vì họ đánh giá thấp bản thân mình. Hãy tự tin vào bản thân và có thể tin tưởng rằng bạn xứng đáng với số tiền mà bạn yêu cầu.
9. Có đủ sự kiên nhẫn
Hầu hết mọi thứ đều cần có thời gian. Hãy kiên nhẫn để có thể đàm phán được con số mà bạn mong muốn. Bạn có thể dễ dàng nhượng bộ hay chấp nhận đề nghị, nhưng đây mới là lúc cần đàm phán thực sự. Bạn càng kiên nhẫn bao nhiêu thì bạn càng có nhiều cơ hội để đạt được những gì mình muốn.
10. Luôn sẵn sàng
Nhân viên không nên chờ đợi đến khi đánh giá định kỳ mới thảo luận về nguyện vọng tăng lương hoặc thăng tiến, thay vào đó bạn nên có những cuộc trò chuyện với cấp trên trong suốt cả năm làm việc.
Thông thường, việc tăng lương đòi hỏi những thay đổi về ngân sách, và điều này có nghĩa là người giám sát của bạn cần phải lên kế hoạch và dự toán ngân sách công ty. Hãy để người giám sát của bạn biết về những mong muốn của bạn cũng như trao cho bạn nhiều nhiệm vụ trong công việc hơn để bạn có cơ hội đạt được mức lương như mong muốn.
Khi bạn đảm nhận những nhiệm vụ có giá trị bổ sung và hoàn thành một cách tốt nhất, những thành tựu bạn đạt được sẽ hỗ trợ rất nhiều khi bạn yêu cầu tăng lương, đó là minh chứng thuyết phục người quản lý rằng bạn xứng đáng được trao thưởng.