“Mạnh tay” với vấn nạn thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả

Thẳng thắn nhìn nhận thực tế

Mới đây, khi kiểm tra tại 1 cơ sở trên địa bàn phường Đông Ngạc, huyện Từ Liêm (Hà Nội) của chủ cơ sở là Đặng Việt Đông (SN 1994), trú tại huyện Yên Thành, Nghệ An cùng vợ là Nguyễn Thị Bình (SN 1998) trú tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, công an kinh tế Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã thu được khoảng 1,8 tấn nguyên liệu là bột ngô, bột gạo nếp, mật mía… được dùng để chế biến… thuốc giảm cân, thuốc tăng cân mang thương hiệu Nhà thuốc Đông y gia truyền Tiến Hạnh.

Các sản phẩm đều được bán qua mạng xã hội theo thỏa thuận với khách hàng đặt mua. Hai vợ chồng Đông-Bình khai đã bán trót lọt cho người sử dụng khoảng 400.000 hộp với số tiền thu được khoảng 1 tỉ đồng.

Mới đây, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn khẩn gửi các sở y tế, thông báo đến các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc không được buôn bán sử dụng thuốc mang tên “Nhức khớp tiêu bại hoàn”. Trên nhãn thuốc này ghi tên cơ sở đông nam dược Đại an (40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội).

Cục Quản lý Dược yêu cầu Sở Y tế tỉnh Bến Tre phối hợp các cơ quan chức năng thực hiện thanh tra, kiểm tra cơ sở y học cổ truyền Vạn An Đường (thị trấn Ba Tri, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) về chứng từ, hóa đơn mua bán, xác định nguồn gốc xuất xứ của thuốc và xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định.

Đặc biệt, sau khi ngành chức năng Hải Phòng phát hiện sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư Vinaca của Cty TNHH Vinaca làm bằng… bột than, các cơ quan chức năng mới “giật mình” vào cuộc và phát hiện việc buôn bán mỹ phẩm, TPCN, thuốc – đặc biệt là TYHCT lộn xộn đến mức “sờ tay vào đâu, phát hiện vi phạm đến đó”.

Tổng kiểm tra trên toàn quốc, tăng chế tài xử phạt

Thực tế này cho thấy, để hạn chế tình trạng sản xuất, buôn bán TPCN giả thì cần có chế tài mạnh hơn nữa, không chỉ dừng lại ở việc chỉ “xử phạt hành chính” không đủ sức răn đe. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, các địa phương, các lực lượng chức năng phải quán triệt sâu sắc và đề cao trách nhiệm trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đặc biệt là nhóm hàng liên quan đến chăm sóc, nâng cao sức khỏe con người, phải xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài; phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các lực lượng chức năng, triển khai đồng bộ các biện pháp, kiên quyết đấu tranh, từng bước đẩy lùi tệ nạn này.

Bộ Y tế phải chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát để ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc sửa đổi phù hợp những văn bản chưa quy định về chuyên môn kỹ thuật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình kiểm tra về dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN, dược liệu và vị TYHCT phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành.

Chế tài xử phạt vi phạm quá nhẹ nên hàng giả hoành hành

Bài viết mới