“Năm 2010, tôi chỉ là một thằng con trai suốt ngày chỉ biết đến chơi game. Khi đó họ trả tiền thắng cuộc cho tôi bằng bitcoin. Tôi chả hiểu chúng là gì, mặc dù cũng có lên mạng tìm hiểu nhưng thông tin về bitcoin vẫn còn quá ít nên tôi lưu tạm về máy. Tôi giữ những đồng bitcoin từ đó đến bây giờ và có lẽ tôi sẽ sử dụng nó để mua một vài căn hộ Vinhomes Central Park”. Đó là chia sẻ từ một người Việt Nam may mắn nắm giữ đồng bitcoin từ 7 năm trước.
CEO JPMorgan: “Bitcoin chỉ là trò lừa đảo”
Có lẽ chẳng ai lại đi hỏi một ông sếp bưu điện về email khi mà nó mới chỉ xuất hiện, cũng như chẳng ai hỏi CEO ngân hàng về bitcoin. Nhưng tuần trước, Jamie Dimon – CEO JPMorgan đã làm rúng động thị trường tiền số toàn cầu chỉ bằng một câu nói chỉ trích bitcoin.
Sẽ tốt hơn nếu ông chỉ ra những rủi ro đi kèm với bitcoin và giải thích những việc mà JPMorgan đang làm để bảo vệ khách hàng đầu tư bitcoin của mình. Nhưng không, thay vào đó họ chỉ trích bitcoin là trò lừa đảo và đe dọa sẽ sa thải tất cả nhân viên nào giao dịch bitcoin bởi vì họ là những kẻ ngốc nghếch.
Thật tình cờ, một vài ngày sau người ta lại phát hiện ra công ty chứng khoán JPMorgan (không trực tiếp đại diện cho JPMorgan và không phải là ngân hàng JPMorgan) đã mua vào một lượng lớn các ETN theo dõi giá bitcoin (1 loại chứng khoán nợ được 1 ngân hàng phát hành và hứa hẹn sẽ mang về cho nhà đầu tư khoản lợi suất gắn với diễn biến giá của tài sản mà nó theo dõi). Dữ liệu giao dịch lịch sử trong hệ thống Nordnet cho thấy công ty chứng khoán JPMorgan và Morgan Stanley đã mua vào gần 3 triệu euro chứng khoán nợ XBT bitcoin, ngay sau khi ông Dimon đăng đàn chỉ trích đồng tiền này.
Chưa biết JPMorgan có cố tình tạo nên tâm lý xấu trong thị trường hay không, nhưng hành động chỉ trích thẳng thừng một sản phẩm tài chính là chuyện xưa nay hiếm trong giới kinh doanh cạnh tranh công bằng, đáng buồn là nó đã xảy ra ngay tại chính hãng dịch vụ tài chính thành công nhất thể kỷ 21.
Cơn sốt hoa tulip: Sự thực hay câu chuyện được thổi phồng bởi một nhà báo?
Dimon so sánh bitcoin với hoa tulip nhằm ám chỉ một vụ nổ bong bóng bitcoin trong tương lai, điều đó là đúng, nhưng ngày nay nhiều người vẫn còn hoài nghi về một cơn sốt hoa tulip có thực trong quá khứ. Thuật ngữ hội chứng hoa tulip Hà Lan thế kỷ 17 chỉ thực sự xuất hiện sau cuốn sách “Những ảo giác nổi tiếng và sự điên loạn của đám đông” được xuất bản vào năm 1841 được viết bởi nhà báo nổi tiếng Charles Mackay. Tuy nhiên nhiều học giả hiện nay tin rằng cơn sốt này không bất thường như những gì Mackay miêu tả.
Một số nhà kinh tế nhận định biến động về giá củ tulip chưa tới mức của một bong bóng đúng như cách mà Mackay truyền tải trong cuốn sách của mình. Họ cho rằng có lý do hợp lý cho sự lên xuống của giá cả thay vì đổ lỗi cho nạn đầu cơ. Ví dụ các loại hoa khác như lan dạ hương cũng rất đắt khi mới xuất hiện nhưng cũng giảm rất nhanh khi loài hoa này không còn được ưa chuộng nữa.
Mackay cũng không nhận ra người ta không trả tiền cho cho từng củ hoa tulip mà mua củ giống hoa tulip loại mới. Ngày nay người dân châu Âu vẫn tiếp tục trả giá (đã được trừ lạm phát) cao cho những củ tulip và lily giống mới. Thực tế, hoa là ngành kinh doanh nông sản có lợi nhuận đều đặn duy nhất ở châu Âu.
Bằng cách cho phép thực hiện hợp đồng tương lai, chính phủ Hà Lan đã vô tình tạo ra một lỗ hổng. Đối với những nhà buôn trong nghề, điều này là cần thiết bởi giá củ hoa giống mới thường rất cao và thậm chí cao hơn cả mức mà những người giàu có thể chi trả. Khoảng đầu những năm 1960, một số người sử dụng loại hợp đồng này như một công cụ hỗ trợ kinh doanh và đầu tư. Một thời gian sau, chúng được “tiền tệ hóa”, giống như những gì đã xảy ra đối với tất cả tài sản được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động tiền tệ. Đó cũng là lúc giá tài sản được xác định bởi nhu cầu sử dụng trong dịch vụ tiền tệ và bị tách rời khỏi giá trị sử dụng tài sản.
Đến năm 1637, giá hợp đồng tương lai hoa tulip đã tăng gấp 20 lần giá của củ hoa tulip thực, cho thấy sự bùng nổ hoạt động kinh tế đầu cơ. Tháng 2/1637, thị trường sụp đổ, 6 tuần sau nó được đặt ra ngoài vòng phát luật.
Bitcoin có một vài điểm tương tự. Con người bắt đầu sử dụng bitcoin từ năm 2009 bởi nó giải quyết các vấn đề của hệ thống ngân hàng và tiền tệ hiện tại bao gồm lạm phát, quốc hữu hóa, thuế, rào cản, chi phí và hạn chế trong các giao dịch nhỏ và xuyên biên giới. Giá trị kinh tế mà những dịch vụ này mang lại chính là giá trị cơ bản của bitcoin, tương tự với giá trị sử dụng của củ hoa tulip. Bitcoin được tiền tệ hóa và giá của nó không đơn thuần nằm trong giá trị sử dụng trong các hợp đồng. Giá trị của bitcoin hiện nay dựa trên nhu cầu tương lai dự đoán để bảo vệ chống lại những vấn đề mà nó giải quyết. Nếu nó là một trò lừa đảo, tất cả đồng tiền trên thế giới này đều là lừa đảo.
Dimon tuyên bố rằng cách chính phủ sẽ tạo áp lực cho bitcoin bởi họ muốn kiểm soát chính sách tiền tệ của riêng mình. Đó là một mục tiêu kỳ lạ. Nó có vẻ như đang giả định bitcoin sẽ tăng giá cực mạnh bởi nó phải làm như vậy nếu muốn có tiếng nói trong nguồn cung tiền tệ toàn cầu.
Một lời giải thích hợp lý cho hành động kiềm chế tiền số của chính phủ đó là bitcoin giúp cho con người né luật và thuế dễ dàng hơn. Rất nhiều lợi ích của người sử dụng lại trở thành tác hại đối với người muốn kiểm soát người sử dụng. Tiền mặt vẫn là một công cụ tốt hơn nhiều và chưa có một chính phủ nào hủy bỏ tính pháp lý của tiền mặt – thậm chí ngừng in thêm tiền.
Bitcoin có lẽ sẽ sụp đổ giống như cách mà hợp đồng tương lai hoa tulip đã từng, cả vì lý do tự thân lẫn tác động của chính phủ. Nhưng những vấn đề mà tiền số có thể giải quyết sẽ không biến mất cùng với sự sụp đổ của bitcoin. Con người sẽ tiếp tục theo đuổi những sáng kiến công nghệ để cải thiện dịch vụ tài chính. Những người thắng cuộc cuối cùng có thể là các định chế tài chính truyền thống biết đổi mới, đặc biệt không sa thải nhân viên vì sử dụng bitcoin một cách nghiêm túc và nhạo báng những khách hàng tự đầu tư mà không cần chờ JPMorgan lưa ý đến vấn đề của họ.