Marc Benioff, CEO Salesforce (một trong số nhà cung cấp giải pháp điện toán đám mây lớn nhất thế giới), được biết đến là một nhà lãnh đạo không chỉ đề cao thành công của công ty mà còn quan tâm cả cuộc sống của cộng đồng xung quanh mình.
Benioff trả lời tờ báo New York Times: “Vào ngày làm việc đầu tiên, chúng tôi đưa họ đi tham quan công ty, cho họ thấy nhà bếp, phòng tắm, văn phòng làm việc và bàn làm việc của họ trong những ngày sắp tới. Sau đó, chúng tôi đưa họ ra ngoài và thực hiện một số công việc mang tính chất tình nguyện vào buổi chiều. Họ sẽ đi đến nơi ở của những người vô gia cư hay một bệnh viện hoặc đến một trường công lập. Đây được coi là một điều cốt lõi trong văn hóa làm việc của chúng tôi”.
Benioff nói rằng ông muốn tất cả mọi người ở công ty của đều cảm thấy công việc mà họ có được thật sự tốt đẹp, bởi vì nó không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân họ mà còn cho những người khác.
Marc Benioff, Giám đốc điều hành của SalesForce nói WEF 2018 tại Davos, Thụy Sĩ
“Tại sao mọi người lại muốn ở đây? Đó không phải là chúng ta được tận hưởng đầy đủ tiện nghi hơn những người khác. Chúng ta có ít hơn. Chúng ta không có cả một quán ăn tự phục vụ. Tuy nhiên, chúng ta lại có một mục đích mạnh mẽ hơn và một sứ mệnh cao cả hơn rất nhiều”.
Theo Linkedln, Salesforce đứng ở vị trí thứ 4 trong danh sách 25 công ty hấp dẫn nhất 2018 ở Mỹ. Điều này khiến nó trở thành một trong những nhà tuyển dụng thu hút những người đang tìm việc nhất hiện nay. Benioff không chỉ tự hào về mục đích truyền tải văn hóa công ty của mình, mà còn chú trọng nhiều đến mức lương bình đẳng cho tất cả nhân viên. Năm ngoái, công ty đã chi thêm 3 triệu USD để loại bỏ bất kỳ khoản chênh lệch lương hiện có.
Tại Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2017, Benioff chia sẻ: “Mỗi CEO cần xem xét đến việc trả tiền lương cho nhân viên nam nữ với số tiền như nhau. Đó là điều mà mọi CEO ngày nay có thể làm mà”.
Benioff công nhận sự thành công của công ty mình như một môi trường làm việc đáng tin cậy. Ông giải thích rằng một nền văn hóa không có sự tin tưởng sẽ có nguy cơ đối mặt với phản ứng dữ dội giống như Facebook đang hứng chịu về vấn đề bảo mật dữ liệu mà chính công ty đó gây ra. Trong một bản ghi nhớ của công ty bị rò rỉ vào đầu năm nay, phó giám đốc điều hành Facebook, Andrew Bosworth, bị chỉ trích là đã nhấn mạnh đến mục tiêu tăng trưởng người dùng bằng mọi giá của Facebook mà đội ngũ lãnh đạo đặt ra, ngay cả việc mạng xã hội này cho phép những nội dung mang tính bắt nạt hoặc bạo lực.
“Ông ấy đặt việc tăng trưởng của công ty lên trên lòng tin của khách hàng, và tất nhiên bạn không thể làm điều đó. Đừng bao giờ đặt sự tăng trưởng trước sự tin tưởng. Nếu bạn làm điều đó thì nghiễm nhiên bạn tạo ra một nền văn hóa độc hại. Mọi người sẽ không muốn làm việc trong môi trường này hoặc sử dụng sản phẩm mà bạn tạo ra”, ông nói.
Benioff khuyến khích các công ty không chỉ xây dựng một nơi làm việc đáng tin cậy, mà còn là nơi làm việc để thúc đẩy mạnh dịch vụ cộng đồng.
“Ai đó đã đưa ra một ý tưởng rằng các công ty bằng một cách nào đó sẽ là một đơn vị các nhân tách biệt với xã hội và không phải chú ý đến cộng đồng họ đang sống – Đó là một điều sai lầm. Chúng ta cần một cái nhìn sâu sắc hơn về vai trò của các công ty. Bằng cách nào đó, công ty không thể tách biệt với thế giới xung quanh. Chúng ta không được kết nối với nhau ư? Hay tất cả chúng ta không phải là một cộng đồng?”, CEO chia sẻ.