Lucky Bag – truyền thống lì xì đầu năm dành riêng cho người Nhật của các thương hiệu

Vào mỗi dịp đầu năm mới, các doanh nghiệp lại tưng ra những chiêu bài khuyến mại với mức giá cực sốc. Một trong số đó là Lucky Bag (Fukubukuro) – còn gọi là túi lì xì – một đặc quyền mà các thương hiệu dành riêng những người đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản.

Túi Lucky Bag xuất hiện ngập tràn tại các của hiệu của Nhật Bản mỗi dịp đầu năm mới

Túi Lucky Bag xuất hiện ngập tràn tại các của hiệu của Nhật Bản mỗi dịp đầu năm mới

Cụ thể, vào giai đoạn đầu năm mới, các nhãn hàng, cửa hiệu lớn nhỏ có truyền thống tung ra những chiếc túi được bọc kín với một mức giá niêm yết. Bên trong rất nhiều sản phẩm bất kỳ của hãng, nhưng không túi nào giống túi nào. Chỉ biết rằng, bạn có khả năng nhận được những sản phẩm có giá trị lớn gấp 2, gấp 3 lần số tiền phải bỏ ra để mua chiếc túi. Đó là lý do nó được gọi là “túi may mắn”.

Được biết, khái niệm Fukubukuro đã xuất hiện từ cuối thời Thiên Hoàng Minh Trị (1868 – 1912), do cửa hàng tạp hóa Ginza Matsuya khởi xướng. Dần dần, nó lan tỏa và trở thành một truyền thống thường niên, nhất là từ sau năm 2004.

Giờ đây, không chỉ các cửa hàng trong nước, mà cả những thương hiệu nước ngoài cũng thực hiện chương trình này đối với hệ thống đặt tại Nhật, như Apple, McDonald, Starbucks, Village Vanguard… Một phần là để tri ân những khách hàng, nhưng quan trọng hơn là để kích cầu mua sắm những sản phẩm còn tồn kho nhân dịp đầu năm mới.

Có gì trong Lucky Bag?

Tùy theo chính sách của từng doanh nghiệp, túi Lucky Bag sẽ được tung ra ngay trong dịp năm mới, hoặc trước đó khoảng 1 tháng. Và cũng tùy vào độ lớn nhỏ mà các túi sẽ có những sản phẩm riêng biệt, và mức giá của túi với từng hãng cũng là khác nhau.

Lucky Bag của Apple năm 2015

Lucky Bag của Apple năm 2015

Ví dụ như Apple. Năm 2015, những người may mắn nhất đã nhận được một chiếc MacBook Air 11′ trị giá 899 USD (khoảng 20,4 triệu VND), Apple TV, balo, tai nghe không dây… với tổng trị giá lên tới trên 1000 USD (22,8 triệu VND) – mà chỉ phải trả 323 USD (khoảng 7,3 triệu VND).

Hiện tại, Lucky Bag 2018 của Apple được niêm yết ở mức $400, và mỗi người chỉ được mua 1 túi/ngày. Với truyền thống “không để khách hàng thiệt thòi” (giá trị sản phẩm ít nhất ngang bằng tiền mua túi), có vẻ như những chiếc Lucky Bag của hãng sẽ tiếp tục đòi hỏi người mua phải túc trực ngày đêm ngoài cửa hàng. Vì biết đâu đấy, bạn có thể trúng một chiếc MacBook Pro Touch Bar 2017, hay siêu phẩm iPhoneX thì sao?

McDonald – thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng của Mỹ cũng không đứng ngoài xu hướng. Lucky Bag 2018 của McDonald lần này có giá 23 USD (khoảng 700 ngàn đồng).

Không rẻ, nhưng theo ghi nhận từ những người đã mua, họ không phải hối hận khi các loại coupon giảm giá và free hóa đơn bên trong đã nhanh chóng vượt quá số tiền phải bỏ ra.

Với việc bỏ ra 23USD để mua lucky bag – bạn sẽ nhận được chuỗi vật phẩm đi kèm như: voucher giảm giá mua hamburger, túi đựng đồ lót, 1 chiếc ví nhỏ đựng tiền xu, một hộp bút chì và chiếc khăn tay nhỏ in hình ảnh của gói khoai tây chiên hấp dẫn.

Chuỗi vật phẩm đi kèm trong túi lucky bag của McDonald trị giá 23 USD.

Starbucks năm nay thì hơi khác biệt một chút: khách hàng phải quay số, và chỉ những người trúng thưởng mới được mua Lucky Bag của hãng – với mức giá 53 USD (khoảng 1,2 triệu VND). Có điều, các sản phẩm họ nhận được có giá trị gấp đôi số tiền bỏ ra.

Lucky bag của Starbucks

Thông thường, một chiếc Lucky Bag có mức giá dao động từ 1 – 300 hoặc 400 USD (đối với những thương hiệu lớn).

Tuy nhiên, thị trường Nhật Bản đã từng ghi nhận những chiếc fukubukuro siêu đắt, lên tới cả triệu đô. Như năm 2006, cửa hàng trang sức Ginza Jewelry tung ra bộ túi lì xì có giá 200 triệu yên (tương đương 1,7 triệu đô – khoảng 2,2 tỷ VND).

Nhưng không phải túi nào cũng là may

Vì hoàn toàn dựa vào may mắn, nên không phải lúc nào bạn cũng nhận được sản phẩm ưng ý. Một chiếc túi nếu không chỉ chứa những sản phẩm không mong muốn sẽ được gọi là fukōbukuro (túi xui xẻo), hoặc utsubukuro (túi gây thất vọng).

Lucky Bag dành cho fan Anime

Lucky Bag dành cho fan Anime

Tuy nhiên, cần biết rằng giá trị của các sản phẩm trong túi may mắn thường ít nhất phải bằng giá trị mua túi. Thế nên dù có không mua được sản phẩm mình thích, bạn cũng không lo lỗ đâu.

Cùng điểm qua 1 vài chiếc túi Lucky bag của vài thương hiệu nữa ở Nhật Bản nữa nhé!

Bộ sản phẩm dành cho những người “cuồng” KFC Nhật Bản

Sữa tắm, dưỡng thể, kem tay, bông tắm... là những sản phẩm trong chiếc túi may mắn của hãng The Body Shop

Sữa tắm, dưỡng thể, kem tay, bông tắm… là những sản phẩm trong “chiếc túi may mắn” của hãng The Body Shop

Hay với thương hiệu Ikea, bạn sẽ được nhận bộ sản phẩm lên tới 14 món cơ đấy – từ thớt, giá treo đồ, khăn giấy…

Nguồn tham khảo: Sora, Rocket News…

Giới “siêu giàu” trên thế giới tặng quà Giáng sinh gì cho nhau?

Bài viết mới