Luật không dễ chặn “sân sau”

Theo đó, lãnh đạo cao cấp của một số TCTD chắc chắn sẽ phải đưa ra quyết định chọn vị trí tại ngân hàng hay vị trí tại doanh nghiệp theo phạm vi điều chỉnh của Luật.

Dù chỉ là Phó Chủ tịch HĐQT sáng lập Ngân hàng ACB, nhưng “bầu Kiên” đã thao túng không ít phi vụ tại ngân hàng này.
Dù chỉ là Phó Chủ tịch HĐQT sáng lập Ngân hàng ACB, nhưng “bầu Kiên” đã thao túng không ít phi vụ tại ngân hàng này.

Sẽ nóng mùa ĐHCĐ 2018

Khi Luật các TCTD sửa đổi có hiệu lực, sẽ có các văn bản dưới Luật được ban hành để hướng dẫn thực thi. Do đó, “điểm rơi” hiệu lực của Luật trong thực tế sẽ được soi chiếu các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh và có đủ cơ sở để hoàn tố tụng, song không thể bắt buộc các tổ chức thực hiện được ngay trong khoảng thời gian này.

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng, điểm rơi thực thi Luật sẽ vào khoảng tháng 3-4, mùa ĐHCĐ hàng năm. Tùy theo yêu cầu của văn bản dưới Luật gấp hoặc không, nhưng ít nhất cũng phải qua Tết nguyên đán các TCTD mới có thể quyết định sắp xếp nhân sự để trình xin ý kiến cổ đông.

“Theo quy định của Luật, trừ nhóm Phó Giám đốc, các cấp Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc đều phải được ĐHCĐ bầu, sau đó phải được NHNN chấp thuận. Do đó, dù là gấp cũng không thể quá gấp. Các TCTD còn thời gian nguyên quý để chuẩn bị”, ông Hiển nói.

Theo đó, không chỉ ngân hàng, mà các doanh nghiệp đang được những lãnh đạo của ngân hàng có vị trí tương đương kiêm nhiệm, đều sẽ phải tiến hành ĐHCĐ để biểu quyết bổ sung nhân sự, trong trường hợp thay thế. Đây chắc chắn là điều nằm ngoài mong đợi của nhiều doanh nghiệp khi ở nhiều tổ chức, các vị trí đương nhiệm trong HĐQT hay Ban điều hành cần thay đổi đôi khi lại chỉ mới bắt đầu ở một nhiệm kỳ và doanh nghiệp cũng không dễ đốt đuốc tìm lãnh đạo tương đương thay thế.

“Vị trí mới chỉ là khởi đầu”

Trên thực tế, việc xóa bỏ sở hữu chéo, giảm hoạt động “sân sau”, siết chặt minh bạch và hiệu quả trong sử dụng dòng vốn của các TCTD, theo các chuyên gia, bắt đầu từ thay đổi những vị trí lãnh đạo ở nhà băng kiêm nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp là cần thiết. Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu.

Một chuyên gia cho biết, các lãnh đạo TCTD hoàn toàn có thể đưa ra những lựa chọn thay thế không ảnh hưởng quyết định của họ. Chẳng hạn có thể chọn Chủ tịch HĐQT độc lập như trường hợp Ngân hàng Á Châu (ACB) dưới thời “bầu Kiên”. Theo đó, dù chỉ giữ vị trí Phó Chủ tịch HĐQT sáng lập, ông Nguyễn Đức Kiên vẫn thao túng được không ít “phi vụ” ở ACB.

Vì vậy, bên cạnh sự minh bạch vị trí quản lý, quan trọng nhất chính là cơ chế quản lý giám sát, thanh tra của cơ quan quản lý, sao cho, việc sử dụng các nhân sự thay thế, ủy thác vốn, ủy thác quyền quyết định trên hình thức tại các nhà băng sẽ không xảy ra.

Một thông tin tưởng có vẻ không liên quan, là hồ sơ Paradise – “hồ sơ thiên đường” do Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) công bố năm 2017 lại tiếp tục nêu tên tuổi của nhiều đại gia Việt đầu tư ở nước ngoài với giao dịch dòng tiền, tài sản chưa hoàn toàn minh bạch. Đúng, sai, có trốn thuế hay không sẽ là chuyện của các cơ quan chức năng. Song rõ ràng hiện tượng sử dụng các công ty “vỏ bọc”, tài khoản ngân hàng ở nước ngoài của các doanh nhân Việt là có thật. Điều này liệu có thể lặp lại ngay trong những thực thể nhà băng trên thị trường nội, khi Luật các TCTD sửa đổi có hiệu lực?

Bài viết mới