Chỉ khi chia xa Facebook, tôi mới nhận ra Zuckerberg đã thiết kế một sản phẩm hoàn hảo để ‘hút máu’ thời gian và tâm trí của hàng tỷ người dùng ra sao. Facebook không thực sự ‘free’, cứ thử khóa Face 1 ngày, bạn sẽ hiểu!
Đời tôi chạm đáy. Tôi đã cai nghiện Facebook được ba ngày. Tôi không nhớ mình khóa Facebook lúc nào, nhưng tôi nhớ mọi chuyện kết thúc ra sao.
Thức dậy trong run rẩy, tim đập loạn nhịp, tôi nghĩ mình sẽ chết mất. Tôi biết rằng mình cần giúp đỡ. Tôi biết mình cần dừng lại. Từ ngày đó, tôi đã ngưng dùng mạng xã hội.
Tất nhiên, những lời mô tả trên không đúng theo nghĩa đen. Chúng ta vẫn đùa về việc nghiện mạng xã hội, nhưng hiếm khi coi đó là một thứ ‘thuốc phiện’ thực sự, một thứ gì đó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mình.
Suy cho cùng, công an không bắt bạn vì dùng Facebook, như khi bạn dùng ma túy. Bạn không thể dùng Messenger quá liều được. Facebook không xuất hiện trong một chiếc lọ dán nhãn “Thuốc độc Facebook”, hoặc chống chỉ định “Phụ nữ có thai nên tránh xa khỏi Instagram”.
Thực thế, rất nhiều người không coi kiểm tra Faceboook, Instagram nhiều lần một ngày là một thói quen xấu – điều bình thường ai cũng làm mà, phải không?
Tôi cũng vậy thôi. Tôi dành cả ngày để vuốt lên, cuộn xuống vô thức trên Facebook và Instagram nhiều lần mỗi ngày. Tôi kiểm tra Messenger 30 phút một lần chỉ để chắc rằng ai đó sẽ được trả lời ngay tức khắc khi họ nhắn cho tôi.
Nhưng mạng xã hội không chỉ là một con quái vật hút thời gian, nó còn khiến cảm xúc của tôi tồi tệ hơn.
Cách tôi sử dụng Facebook và Instragram, tôi dần dần ngộ ra và cảm thấy tồi tệ về đời mình, tôi lại được nhìn những bức ảnh về cuộc đời “hoàn hảo” của những người khác trên mạng để rồi cảm thấy còn tệ hơn.
Facebook lấy những áp lực và quy ước xã hội (ví dụ, áp lực phải lấy vợ, sinh con, và sống trong căn nhà lớn vào 25 tuổi) và phóng đại nó lên hàng triệu lần.
So sánh dòng thời gian của người khác với cuộc đời mình khiến tôi bắt đầu lo lắng về những vấn đề mà bản thân mình chưa bao giờ có trước đây.
Dĩ nhiên, tôi biết ngưng sử dụng Facebook không khiến tôi làm việc hiệu quả hơn, tôi vẫn sẽ mất thời gian vào những thứ khác, Youtube là một ví dụ. Tuy nhiên, nó giúp tôi nhận ra Facebook mang lại ít giá trị cho đời mình như thế nào.
Lựa chọn loại bỏ những “ồn ào” liên tục trên Facebook để đòi lại sự chú tâm của mình là một niềm an ủi to lớn. Tôi dừng so sánh bản thân quá nhiều với người khác và bắt đầu có thấy hạnh phúc hơn nhiều với cuộc sống của mình. Tôi cũng đã bớt lo âu hơn.
Tất nhiên, mạng xã hội cũng có những mặt lợi. Nó có thể vui vẻ và hữu ích. Nếu sử dụng vừa phải thì nó sẽ rất tuyệt. Nhưng đây là vấn đề: để sử dụng Facebook điều độ là một việc cực kì đó. Nó được thiết kế để gây nghiện – và khi bạn càng dùng nhiều Facebook, nó sẽ ngày có nhiều dữ liệu để hiểu về bạn hơn, và vì vậy sẽ càng gây nghiện hơn.
Có một chi tiết đáng nhớ là, trước khi bỏ học Harvard, Mark Zuckerberg đã chọn chuyên ngành tâm lý. Facebook phần nhiều là một chương trình điều chỉnh hành vi xã hội, hơn là một chương trình máy tính.
Nó được thiết kế để khai thác “điểm yếu trong tâm lý con người’, theo như Sean Parker, chủ tịch đầu tiên của Facebook nói trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 11.
“Quá trình suy nghĩ để xây dựng [những mạng xã hội như Facebook] xoay quanh một nhiệm vụ duy nhất: ‘làm sao chúng tôi có thể tiêu thụ thời gian và sự tập trung của bạn nhiều nhất có thể?’” Parker nói.
“Và điều đó có nghĩa là chúng tôi cần cho bạn một chút dopamine vài phút mỗi lần, bởi vì có một ai đó thích, bình luận về một bức ảnh và bài viết của bạn. Và điều này sẽ khiến bạn đóng góp nhiều nội dụng và việc này quay trở lại sẽ khiến bạn…có nhiều like và bình luận hơn. Bạn đang khai thác một điểm yếu trong tâm lý con người. Các nhà đầu tư… hoàn toàn ý thức được điều này. Và kệ, chúng tôi vẫn làm.”
Mặc dù Zuckerberg và đồng nghiệp của anh có thể hiểu được rằng họ đang xây dựng một mạng lưới gây nghiện cực cao, tôi không nghĩ họ dự tính được những ảnh hưởng của thứ họ đang xây dựng.
Trên thực tế, cựu phó chủ tịch mảng tăng trưởng người dùng tại Facebook đã gây chấn động dư luận vào tháng 12 vì nói rằng anh cảm thấy “cực kì tội lỗi” vì giúp phát triển một nền tảng mà anh tin rằng “đang làm xói mòn cách con người cư xử với nhau”.
Nếu đọc xong bài viết này, bạn cảm thấy tồi tệ về Facebook và chỉ muốn khóa Facebook ngay lập tực? Xin đừng làm màu, bạn sẽ đăng nhập trở lại thôi. Tôi biết điều này trong cuộc thử nghiệm của mình. Tôi biết mình đã trở thành một con nghiện thực thụ.
Tôi cảm nhận được Facebook đang tàn phá thời gian và cảm xúc của mình như thế nào. Đổi lại một vài tràng cười từ những chiếc ảnh chế, hay video mèo hài từ cư dân mạng, hay những nút like từ tấm ảnh lung linh mới chụp năm mới là cả một cuộc sống đầy lo âu, so sánh và mất dần hạnh phúc.
Trừ khi Facebook chịu sống có trách nhiệm hơn với những nút “Like” của mình, tôi buộc phải tự phải dằn vặt bản thân mỗi ngày: “Khóa hay không khóa Facebook? Đó là câu hỏi của đời mình”
Credit Ảnh: Pawel Kuczynski