Một tháng sau khi tuyên bố sẽ thực hiện vụ IPO được kỳ vọng là lớn nhất thế giới kể từ năm 2014 đến nay, IPO vừa tiết lộ thêm một chút thông tin tài chính thể hiện tình hình hoạt động của hãng.
Theo tài liệu dài tới 621 trang được nộp lên để hoàn thiện hồ sơ xin phát hành chứng chỉ lưu ký ở Trung Quốc (Chinese Depositary Receipts – CDR), công ty đã lỗ 1,1 tỷ USD (tương đương 7 tỷ nhân dân tệ) trong quý đầu tiên của năm 2018.
Tuy nhiên, thực ra công ty sẽ lãi 162 triệu USD trong quý I nếu như không tính đến các chi phí phát sinh 1 lần (one-time items).
Cũng tương tự như vậy, Xiaomi tuyên bố lỗ ròng 41,8 tỷ nhân dân tệ trong cả năm 2017 nhưng đó là sau khi trừ đi chi phí thu hồi số cổ phiếu ưu đãi trị giá 54 tỷ nhân dân tệ có thể chuyển đổi tại thời điểm IPO hay chi phí phát hành quyền chọn cổ phiếu. Năm ngoái công ty có lợi nhuận hoạt động 12,2 tỷ nhân dân tệ, cao gấp 3 lần so với năm trước đó. Đây có thể được coi là bước ngoặt sau 2 năm Xiaomi phải chịu nhiều tổn thất vì bị gián đoạn chuỗi cung ứng do mở rộng quá mức và để các đối thủ lấy mất thị phần.
Doanh thu của Xiaomi trong quý 1 năm nay đã tăng lên 34 tỷ RMB, tương đương 5,3 tỷ USD, so với con số 114,6 tỷ RMB (17,9 tỷ USD) của cả năm ngoái.
Khoảng hai phần ba doanh thu của Xiao đến từ điện thoại thông minh và một phần nữa đến từ các thiết bị kết nối internet và các sản phẩm điện gia dụng. Điện thoại của Xiaomi có giá thành thấp vì thế rất thu hút người dùng ở Ấn Độ. Ấn Độ chính là thị trường nước ngoài đem đến nhiều lợi nhuận nhất, đưa gã khổng lồ này trở thành nhà sản xuất smartphone số 1 dựa trên thị phần. Đồng thời, Xiaomi cam kết sẽ tăng gấp đôi các lĩnh vực khác trên phạm vi toàn cầu.
Trung Quốc là thị trường chính mang lại doanh thu, thế nhưng Xiaomi ngày càng ít phụ thuộc vào “quê hương” của mình. Năm 2015 và 2016, doanh thu đến từ Trung Quốc lần lượt là 94% và 87%. Tuy nhiên đến năm 2017, con số này giảm xuống chỉ còn 72%.
Điều thú vị là, công ty không hề đề cập đến việc mở rộng các hoạt động kinh doanh điện thoại sang Mỹ, nhưng Xiaomi cam kết sẽ đưa 30% số tiền huy động được từ vụ IPO để mở rộng thị trường ở Đông Nam Á, Châu Âu, Nga “các khu vực khác”. Hiện Xiaomi có mặt ở 74 thị trường, riêng ở Mỹ chủ yếu bán phụ kiện và các mặt hàng không phải điện thoại.
Ban đầu được định giá lên tới 100 tỷ USD, ở thời điểm hiện tại một số ngân hàng đầu tư cho biết Xiaomi và công ty tư vấn đang thu hẹp mục tiêu xuống còn 60 – 70 tỷ USD.