Loạt giải pháp về vốn và lãi suất để gỡ khó cho bất động sản

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết liệt chỉ đạo, đồng hành với địa phương, doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Trong dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, Chính phủ đặt mục tiêu tháo gỡ những vướng mắc về thể chế, tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường bất động sản.

Trong đó, Chính phủ nhấn mạnh mục tiêu tháo gỡ các vướng mắc về quy định pháp luật và trình tự, thủ tục cũng như tổ chức triển khai thực hiện các dự án bất động sản, nhất là liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng,…

Trong thời gian qua và đặc biệt là nửa cuối năm 2022, thị trường bất động sản có nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, tập trung tháo gỡ vướng mắc cho các dự án đang triển khai để sớm hoàn – thành, tạo nguồn cung cho thị trường; Tháo gỡ khó khăn về các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu… khơi thông dòng vốn và tạo tính thanh khoản cho thị trường.

Theo Dự thảo của Chính phủ, thị trường bất động sản có vai trò, đóng góp quan trọng trong nền kinh tế và tác động ảnh hưởng đến nhiều ngành, nghề, lĩnh vực.

Trong thời gian qua và đặc biệt là nửa cuối năm 2022, thị trường bất động sản có nhiều khó khăn, đặc biệt là tình trạng thiếu nguồn cung, cơ cấu sản phẩm nhà ở chưa phù hợp, giao dịch trầm lắng, doanh nghiệp không tiếp cận được các nguồn vốn, dừng triển khai các dự án bất động sản, cắt giảm lao động…

Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, không lỡ nhịp với tiến trình phục hồi nền kinh tế, đồng thời tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội năm 2023, giai đoạn 2023-2025 nói chung và thị trường bất động sản nói riêng Dự thảo Nghị quyết đã đưa ra nhiều giải pháp, như hoàn thiện thể chế, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nguồn vốn tin dụng, tổ chức thực thi pháp luật ở các địa phương…

Về nguồn vốn tín dụng, dự thảo của Chính phủ cụ thể hóa mục tiêu vừa tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn vừa tạo điều kiện thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, thực hiện một số giải pháp như:

Điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, khơi thông dòng vốn tín dụng phục vụ phát phát triển kinh tế xã hội.

Đề xuất giãn nợ gốc, lãi vay cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn (doanh nghiệp, dự án bất động sản phục vụ tiêu dùng, sản xuất, công nghiệp, du lịch, nghỉ dưỡng,…); đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Bám sát tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản và có những giải pháp kịp thời để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, bền vững. Theo đó, tiếp tục cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, tập trung các dự án, phương án vay vốn khả thi, khách hàng có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn; ưu tiên xem xét cho vay đối với các dự án bất động sản phục vụ tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân,…

Có biện pháp giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường bất động sản.

Bài viết mới