Loạn hàng Trung Quốc gắn mác Việt

Tràn lan hàng “made in China”

Kết quả điều tra người tiêu dùng năm 2016 do Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (BSA) thực hiện trên 16.000 người tiêu dùng của 12 tỉnh thành cả nước với tất cả sản phẩm thuộc 37 ngành hàng cùng gần 3.000 DN cho thấy, vấn nạn hàng giả, hàng nhái vẫn gây nhức nhối trên thị trường, đặc biệt là tình trạng hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng sản xuất trong nước.

Những ngày qua, câu chuyện “hàng lụa Việt cao cấp Khải Silk made in China” được đưa ra ánh sáng đã khiến dư luận “dậy sóng”. Một thương hiệu lớn, tầm cỡ, thậm chí mang theo sự tự hào thương hiệu Việt như Khải Silk còn có thể lừa dối người tiêu dùng, thì người tiêu dùng “đặt vấn đề” với đông đảo các thương hiệu Việt khác cũng là điều khó tránh khỏi.

Sự việc này cũng không phải là hãn hữu, bởi trong thời gian qua, tình trạng sản có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc nhưng được doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân “phù phép” thành sản phẩm của Việt Nam không phải là hiếm. Sản phẩm “đội lốt” này không giới hạn ở bất cứ nhóm hàng hóa nào mà phổ biến từ cao cấp đến bình dân. Sản phẩm khi nhập về, khai trên tờ khai hải quan đúng nguồn gốc xuất xứ made in China. Tuy nhiên, khi về đến Việt Nam, từ kho đến người tiêu dùng thì DN bóc nhãn made in China mà gắn nhãn made in Việt Nam để đánh lừa người tiêu dùng.

Là một đơn vị đã xử lý 5 vụ hàng giả trong năm 2016, ông Trần Thanh Kha – Trường phòng cao cấp của Cty TNHH NGK Spark Plugs (Việt Nam) cho biết: “Thực trạng hàng “made in China” gắn mác Việt ngày càng phức tạp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín thương hiệu và doanh số của NGK, gây mất niềm tin của khách hàng vào sản phẩm và dịch vụ của công ty chúng tôi. Hàng giả hàng nhái bugi mang thương hiệu bugi NGK ảnh hưởng đến sức khoẻ, thời gian, tiền bạc, gây mất niềm tin của khách hàng, đặc biệt gây tiêu cực đến việc đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường. Vì bugi là linh kiện quan trọng, được ví như trái tim động cơ. Nến sử dụng bugi giả, chúng ta biết hệ quả khủng khiếp thế nào xảy ra?!”

Những ngày qua, câu chuyện “hàng lụa Việt cao cấp Khải Silk made in China” được đưa ra ánh sáng đã khiến dư luận “dậy sóng”.

Những ngày qua, câu chuyện “hàng lụa Việt cao cấp Khải Silk made in China” được đưa ra ánh sáng đã khiến dư luận “dậy sóng”.

Làm sao để bảo vệ thương hiệu Việt?

Theo ông Nguyễn Viết Hồng – Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Phát triển khoa học công nghệ Vi na (Vi Na CHG) cho biết, tình trạng hàng Trung Quốc “gắn mác” Việt đã ảnh hưởng không nhỏ tới niềm tin của người tiêu dùng với các doanh nghiệp Việt và sản phẩm Việt cũng theo đó mà ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này cũng khiến cho sự cạnh tranh của hàng Việt với hàng ngoại nhập từ châu Âu, châu Mỹ… bị giảm sút nghiêm trọng.

Bỏ vốn ít, giá thành rẻ, thu về lợi nhuận cao… các doanh nghiệp vi phạm dễ dàng “bóp chết” các doanh nghiệp chân chính về độ cạnh tranh giá, đồng thời mỗi khi có vụ việc được đưa ra ngoài ánh sáng, các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành hàng cũng bị thiệt hại không nhỏ.

Từ câu chuyện trên có thể thấy, việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp Việt vẫn chưa thực sự được coi trọng. Xây dựng, thiết lập được thương hiệu riêng đã khó, không thể nào chỉ vì lợi nhuận mà doanh nghiệp bất chấp tất cả để tự chuốc lấy những khó khăn cho chính mình dẫn đến mất thị trường, thậm chí phá sản.

Theo PGS. TS Nguyễn Văn Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho biết, vấn nạn hàng Trung Quốc dán mác Việt không chỉ gây thiệt hại cho bản thân khách hàng, mà lớn hơn, còn gây thiệt hại cho sản xuất trong nước, ảnh hưởng lớn tới hình ảnh các doanh nghiệp Việt nói chung.

“Hiện nay, hàng Trung Quốc gắn mác Việt có hai luồng khác nhau. Một là, những mặt hàng Việt ăn khách, người Trung Quốc tự làm rồi mang tiêu thụ tại Việt Nam hoặc người Việt tự sang Trung Quốc đặt do giá thành rẻ, vật tư, công nghệ tốt hơn, sản xuất nhanh hơn và có chất lượng đương đương hàng thật. Thứ hai đó là chính doanh nghiệp Việt Nam khi bắt đầu có thương hiệu chủ động sang đặt hàng Trung Quốc mang về dán mác để đưa về bán tại Việt Nam để kiếm lãi nhiều hơn”, PGS.TS Nguyễn Văn Nam thông tin.

Về việc bảo vệ thương hiệu Việt, theo PGS TS Nguyễn Văn Nam bài toán này phải kết hợp bốn yếu tố: Thứ nhất là, Luật pháp, thể chế cần nghiêm minh, triệt để, không chỉ dừng lại xử phạt hành chính như hiện nay; thứ hai là bộ máy quản lý nghiêm minh; thứ ba là vận động người Việt dùng hàng Việt; thứ tư là chính các DN Việt cũng phải có biện pháp tự bảo vệ thương hiệu của mình bằng cách đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, quyền sở hữu trí tuệ, minh bạch các thông tin về tiêu chuẩn, chất lượng, sản phẩm, kênh phân phối… Bên cạnh đó cũng cần nắm bắt thị trường, phát hiện sớm các hành vi gian lận và phối hợp với các lực lượng chức năng trong quá trình điều tra hành vi sản xuất, tiêu thụ hàng giả mạo nhãn hiệu Việt.

Hàng Trung Quốc đội lốt “Made in Vietnam” không chỉ có Khaisilk

Bài viết mới