Brent và West Texas Intermediate (WTI) là hai chuẩn dầu thô quan trọng nhất trên thế giới, hai loại dầu dùng làm giá tham khảo cho người mua và người bán.
Tuy nhiên, cuộc cách mạng đá phiến Mỹ tiếp tục chuyển đổi cách dầu được giao dịch trên toàn thế giới, và giá dầu WTI hiện đang vượt các dầu Brent trên sàn London. Sản xuất và xuất khẩu dầu thô của Mỹ nhiều hơn đã liên kết Mỹ với thị trường quốc tế. Đây là một cơ hội mang tính lịch sử do dầu là mặt hàng được giao dịch nhiều nhất trên thế giới, gần 70% nhu cầu toàn cầu được buôn bán quốc tế.
Ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ hiện nay ở tầm cao chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1970, khi mà nước này sản xuất gần một phần tư lượng cung của thế giới. Từ năm 2008, sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng gấp đôi lên hơn 10 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, sản lượng Biển Bắc, đã giảm liên tục khoảng 70% kể từ khi chạm đỉnh vào năm 1999 xuống còn khoảng 1,5 triệu thùng/ngày. Và nhờ phần lớn vào những thay đổi luật pháp quan trọng vào năm 2015, lượng xuất khẩu dầu thô của Mỹ đã tăng từ mức gần như không đến trung bình 1,1 triệu thùng/ngày trong năm ngoái.
Sự bùng nổ dầu của Mỹ đã khởi động lại cuộc cạnh tranh giữa hai sàn giao dịch lớn nhất thế giới, NYMEX và ICE. NYMEX là nơi các hợp đồng tương lai WTI được giao dịch và mặc dù có trụ sở tại Atlanta, trong khi đó ICE là nơi trao đổi các hợp đồng Châu Âu và nhận hợp đồng tương lai Brent năm 2001.
Sự gia tăng nguồn cung đã khiến WTI trở nên hữu ích hơn cho các thương nhân và chủ hàng toàn cầu. Vào năm 2017, khối lượng giao dịch của hợp đồng tương lai WTI đã vượt qua Brent với mức lợi nhuận lớn nhất trong 7 năm. Khoảng 310 triệu hợp đồng dầu thô tương lai của Mỹ trị giá 16 nghìn tỷ đô la được giao dịch trên sàn NYMEX, nhiều hơn gần 30% so với hợp đồng tương lai dầu Brent của sàn ICE.
Với sản xuất và xuất khẩu của Mỹ nhiều hơn, các công ty nước ngoài mà đang mua khối lượng dầu của Mỹ ngày càng tăng thì đang bù lại cho rủi ro tổn thất của họ bằng cách giao dịch tại thị trường tài chính Mỹ. Điều này đã bơm thêm thanh khoản nhiều hơn và giúp các nhà sản xuất đá phiến ở Mỹ “khóa” lợi nhuận cho sản xuất của chính họ.
Khi giá dầu tăng lên 60 USD/thùng vào mùa thu này, các nhà sản xuất Mỹ đã tự bảo hiểm giá tương lai trong quý nhiều hơn so với ít nhất ba năm. Điều này sẽ giúp đảm bảo sản lượng dầu thô kỷ lục trên 10 triệu thùng/ngày trong năm nay, với khả năng vượt 11 triệu thùng/ngày trong năm tới.
Trong thời gian tới, vai trò WTI ngày càng tăng khi mà các công ty khai thác dầu đá phiến của Mỹ trở thành các nhà cung cấp cận biên có nghĩa là thị trường toàn cầu có thể áp dụng giá WTI vào việc định giá giao dịch. Một vấn đề chính là hợp đồng WTI bị khóa chặt với dầu có thể giao được tại trung tâm lưu trữ Cushing, Oklahoma. Để việc áp dụng WTI rộng rãi hơn, điều này có lẽ cần phải thay đổi, với WTI phản ánh tốt hơn giá tại các trung tâm xuất khẩu như Houston. Để minh họa động lực thay đổi, chỉ trong ba năm lưu vực Permian ở phía Tây Texas đã mở rộng thị phần sản xuất dầu thô của Hoa Kỳ từ 20 đến 30 phần trăm.
Về cuộc cạnh tranh của NYMEX và WTI, Trung Đông và Châu Á không thể thiết lập một chuẩn dầu mỏ tương lai vì việc giao dịch hàng hóa tài chính ở các khu vực này không đáng kể, đặc biệt là bị hạn chế bởi sự thống trị của các công ty năng lượng quốc doanh làm giảm sự cạnh tranh.
Trung Quốc chiếm gần một nửa tất cả nhu cầu mới và cũng là nhà nhập khẩu lớn nhất, đang tìm kiếm một sự ảnh hưởng lớn hơn. Sau nhiều trì hoãn, hợp đồng dầu thô kỳ hạn sẽ được ra mắt trên sàn giao dịch Thượng Hải vào cuối tháng 3`, với mục tiêu trở thành chuẩn Châu Á. Đây sẽ là hợp đồng đầu tiên được định giá bằng đồng Nhân dân tệ, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài độc lập đầu tư kể từ khi sàn giao dịch được đăng ký tại khu thương mại tự do của Thượng Hải.