Lần đầu tiên, Elon Musk chia sẻ về góc khuất của một doanh nhân

Nếu là doanh nhân và biết đến Elon Musk, chắc hẳn bạn sẽ coi ông ấy như một vị anh hùng. Musk là một trong số những người có bộ não lớn nhất trên thế giới – người không ngừng cố gắng “khai tử” xe ô tô chạy bằng xăng, đưa con người lên sao Hỏa, kết nối trực tiếp máy tính với não người và giải quyết vấn đề giao thông ở Los Angeles.

Và tất nhiên, ông ấy là tỷ phú thế giới với tài sản ròng 15 tỷ USD.

Nhưng trở thành một doanh nhân đa ngành không chỉ có làm những công việc lớn lao và sống sung túc. Musk đã phải trả một cái giá đắt cho tất cả những thứ mà ông đang có hiện tại.

Vừa qua, trên Twitter Eric Diepeveen – CEO Stolen Couch Games đã hỏi Elon Musk rằng:

“Theo dõi trên Instagram của Elon Musk thấy anh có một cuộc sống rất tuyệt. Tôi tự hỏi những thăng trầm cho cuộc sống thú vị hơn của anh là gì?”

Ngay sau đó câu hỏi của Diepeveen đã thu hút được hơn 20.000 lượt thích và hàng nghìn lượt chia sẻ của cộng đồng mạng bởi câu trả lời rất chân thực của Elon Musk. Ông nói rằng:

“Thực tế là có lúc rất tuyệt vời nhưng cũng có lúc rất kinh khủng và lúc nào cũng cảm thấy bị stress. Tôi không nghĩ mọi người muốn nghe thấy hai điều cuối”.

Và mặc dù Musk chưa được chuẩn đoán mắc bệnh trầm cảm nhưng ông ấy nói rằng mình có thể bị chứng rối loạn tâm lý lưỡng cực.

Elon Musk năm nay 46 tuổi. Ông đang bước vào độ tuổi mà rủi ro mắc bệnh trầm cảm tăng lên. Theo số liệu của Gallup năm 2015, khoảng 11% thế hệ X – những người được sinh ra trong khoảng từ 1965 đến 1979 đang được chữa trị trầm cảm. Con số này ở thế hệ bùng nổ dân số (1946-1964) còn cao hơn là 14%. Báo cáo cũng cho thấy số lượng người trầm cảm ở thế hệ X cao hơn gần gấp đôi thế hệ Y (là những người sinh ra trong thời kỳ 1982-2000).

Các nghiên cứu chỉ ra rằng số lượng đàn ông Mỹ thuộc độ tuổi trung niên bị mắc bệnh trầm cảm đã tăng trong vòng một thập kỷ gần đây. Trong khi nhiều người cho rằng khả năng tài chính kém là yếu tố gây ra bệnh trầm cảm, căn bệnh này cũng khá phổ biến đối với những người có thành tựu cao, trong đó có cố Thủ tướng Anh Winston Churchill và cố Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln.

“Nếu có thể dùng tiền để giúp bản thân thoát khỏi bệnh trầm cảm, rất nhiều người đã làm rồi”, Mark Hamrick – giám đốc tờ tài chính cá nhân Bankrate.com cho biết.

“Cậu ấy là một người cực kỳ năng động và có ý chí theo cái cách mà ít người trong chúng ta có thể tưởng tượng được”, ông Hamrick nói về Elon Musk.

Ông cũng chia sẻ với những khó khăn tâm lý mà vị CEO Tesla đang phải gánh vác. “Đó là khi hào quang cũng là bóng tối của cậu ấy. Thật khó để duy trì suốt 24/7”.

Nghiên cứu được phát hành trong tháng 3/2017 của 2 giáo sư trường ĐH Princeton – Anne Case và Angus Deaton – cho thấy có một mối liên hệ đặc biệt giữa tự sát và thất nghiệp đối với đàn ông trung niên ở Mỹ. Họ gọi đó là những cái chết của sự thất vọng.

Mỗi năm nước Mỹ tiêu tốn 5.524 USD/người làm việc – tương đương với 0,5% GDP vì bệnh trầm cảm. Số người phải nghỉ làm vì căn bệnh này cũng làm tốn kém 390 USD/người làm việc – tương đương với 0,03% GDP.

Con người ở mọi giai đoạn của cuộc sống đều cảm thấy họ cần kiếm được nhiều tiền hơn và làm được nhiều điều tuyệt vời hơn. Đặc biệt nhiều người Mỹ đã phải trải qua một giai đoạn khó khăn để phục hồi sau Đại Khủng hoảng. Những người Mỹ trung niên từng mất việc trong khủng hoảng có xu hướng không kiếm được việc lâu hơn những người mất việc trong suy thoái.

Những người Mỹ giàu có cũng không miễn nhiễm khỏi căn bệnh tâm lý này. Một nghiên cứu khác của tạp chí The Journal of Health Economics cho thấy tồn tại nhiều mối liên kết giữa một nền kinh tế khó khăn và trầm cảm. Số lượng thuốc chống trầm cảm được tiêu thụ tăng mạnh mỗi khi thị trường chứng khoán rơi bất ngờ.

Nghiên cứu còn cho thấy đàn ông ít có xu hướng tìm cách giải quyết hoặc nhận sự giúp đỡ cho căn bệnh trầm cảm hơn phụ nữ. Hậu quả là căn bệnh trầm cảm của họ không được chuẩn đoán.

Elon Musk và Michael Jordan có thể dạy bạn thành công chỉ trong 1 từ

Bài viết mới