Cùng với sự quan tâm càng ngày càng cao của đại đa số người về vấn đề sức khoẻ, việc sử dụng dầu thực vật hay mỡ động vật càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh hiện nay.
Có tin đồn cho rằng, dầu mỡ động vật (trừ dầu cá) thường chứa chất béo bão hòa và cholesterol, tiêu thụ mỡ động vật có thể gây ra cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch vành, cholesterol cao, béo phì và bệnh mạch máu não, tạo ra một mối nguy hiểm cho cơ thể con người.
Vậy tin đồn đó liệu có cơ sở không, sự khác nhau giữa dầu thực vật và mỡ động vật là gì, những lợi thế và bất lợi của chúng đối với sức khoẻ ra sao, làm thế nào để lựa chọn việc ăn dầu mỡ khoa học nhất?
Mỡ động vật
Mỡ động vật là thực phẩm truyền thống có lịch sử lâu đời, phổ biến nhất trong cuộc sống hàng ngày thường có mỡ lợn.
Dầu cá lại là một loại dầu động vật đặc biệt vì có chứa EPA (eicosapentaenoic acid), DHA (docosahexaenoic acid),… cùng các chất béo trong cá, có tác dụng hạ cholesterol và làm giảm độ nhớt máu, có hiệu quả tích cực trong việc ngăn ngừa nhiều loại bệnh.
Trong bài viết này, mỡ động vật là khái niệm chỉ thực phẩm dùng trong chế biến món ăn, không bao gồm dầu cá.
Theo thông tin đăng trên Tân Hoa Xã (TQ) cho biết, mỡ động vật chứa axit béo bão hòa, cấu trúc hóa học ổn định, là chất ít độc hại sau khi gia nhiệt, đun nóng, vì vậy khi nấu các món ăn mà cần phải tăng nhiệt thì nên chọn sử dụng các loại dầu động vật.
Bên cạnh đó, mỡ động vật có chứa axit, chất béo, protein có lợi cho tim mạch hơn, có thể mang lại tác dụng chống tăng huyết áp và ngăn ngừa đột quỵ.
Ngoài ra, mỡ động vật chứa lượng calo cao, giúp duy trì nhiệt độ cơ thể trong mùa đông, chống lại giá lạnh.
Mỡ động vật còn có mùi hương thơm đặc trưng, trong các loại thịt động vật thì mùi thơm chủ yếu nằm ở phần mỡ, ẩn chứa trong mỡ.
Khi mỡ động vật chuyển hoá thành dầu, có thể duy trì và giữ lại được mùi hương thơm độc đáo của thịt động vật, làm thành thực phẩm cũng vẫn giữ được hương vị riêng biệt, hấp dẫn và khiến người ăn có cảm giác thèm, muốn ăn chúng hơn.
Dầu thực vật
Dầu thực vật được phân bố rộng rãi trong tự nhiên ở các loại cây trồng, trái cây, hạt, dầu mầm… đều là những nguyên liệu có thể chế biến thành dầu thực vật.
Dầu thực vật giàu axit béo không no và ít cholesterol. Các loại dầu thực vật thường có chứa các axit béo thiết yếu mà cơ thể không thể tự sản xuất, và có tác động tích cực đến sức khoẻ con người.
Thế nhưng, từ những ưu điểm đó, liệu ăn dầu thực vật có lợi bao nhiêu và chúng có thực sự không hại đến sức khoẻ hay không?
Theo thông tin đăng trên Tân Hoa Xã (TQ) cho biết, ăn dầu thực vật sẽ thúc đẩy cơ thể tăng peroxit, kết hợp với protein của con người để hình thành lipofuscin và lắng đọng trong các cơ quan cơ thể, thúc đẩy quá trình lão hóa.
Ngoài ra, sự gia tăng peroxide sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu vitamin của cơ thể và tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú, ung thư ruột già.
Peroxide cũng hình thành trên thành mạch máu, gan và các tế bào não, gây ra các bệnh như xơ vữa động mạch, xơ gan và huyết khối động mạch.
Nên sử dụng dầu thực vật và mỡ động vật thế nào cho khoa học?
Sự lựa chọn dầu thực vật hay mỡ động vật không nhất thiết phải coi trọng loại nào tốt hơn. Cách khoa học nhất là nên ăn cả hai loại với số lượng thích hợp, ưu điểm của loại này bù cho nhược điểm của loại kia. Ngoài ra, khi mua dầu mỡ cũng nên thay đổi định kỳ các loại thương hiệu và sản phẩm khác nhau.
Đó cũng là cách sử dụng dầu hợp lý thay vì bạn chê loại này và chọn loại kia. Khi chế biến, nên biết chọn lựa món ăn nào thì kết hợp với dầu thực vật hay mỡ động vật sẽ hiệu quả hơn để sử dụng hợp lý.
Trong tài liệu “Dinh dưỡng lâm sàng Trung Quốc” về nội dung: Tiêu chuẩn vàng về nguyên tắc ăn uống hướng dẫn rằng, nên ăn cả dầu và mỡ mới khoa học.
Nếu chỉ ăn dầu thực vật sẽ khiến cơ thể tăng peroxit, từ đó tăng tốc độ lão hóa, ảnh hưởng đến sự hấp thu vitamin của cơ thể và tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú, ung thư ruột kết. Mỡ động vật có chứa axit polyenoic tốt cho tim mạch, lipoprotein và các chất khác.
Các chuyên gia khuyên, nên dùng 1 phần mỡ động vật kết hợp với 2 phần dầu thực vật để sử dụng thì chúng sẽ bổ sung cho nhau.
Bài viết này do Bác sĩ trưởng, GS.TS Khổng Quân Huy, Đại học Trung Y dược Bắc Kinh (TQ) thẩm định thông tin khoa học.
*Theo Health/People