TIN MỚI
Lãi suất tiền gửi 6 tháng đến 12 tháng, đa phần được các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết từ khoảng 8 – 9,5%/năm. Những mức này đều đã giảm nhẹ so với thời điểm trước Tết, nhưng nhiều người vẫn chọn gửi tiền để lấy may đầu năm.
Theo các chuyên gia, lãi suất hạ nhiệt một phần vì nhu cầu vốn để cho vay đầu năm của các ngân hàng ít hơn. Do đó, các ngân hàng sẽ không cần huy động nhiều như giai đoạn cuối năm ngoái.
“Tuy mức giảm chỉ 0,2 – 0,5%, nhưng nó cũng cho thấy tình hình tín dụng trên thị trường và tiền gửi trên thị trường của dân cư vào ngân hàng đã nhiều hơn so với cuối năm 2022. Thanh khoản của ngân hàng những ngày đầu năm tốt hơn so với những ngày cuối năm 2022”, ông Ngô Minh Đức, Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Vốn và Đầu tư LCTV, cho biết.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, lượng tiền gửi từ dân cư đã chảy vào hệ thống ngân hàng nhiều hơn từ cuối tháng 11 năm ngoái. (Ảnh minh họa – Ảnh: Dân trí)
Ngoài ra, việc các ngân hàng trung ương trên thế giới giảm dần tốc độ tăng lãi suất trong năm nay cũng góp phần làm dịu áp lực lãi suất ở trong nước. Quan trọng hơn, mặt bằng lãi suất cần hạ nhiệt để tiếp tục kích thích tăng trưởng kinh tế.
“Áp lực cần hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế năm sau là rất lớn, do đó nó cũng là một trong những yếu tố khiến lãi suất cần có diễn biến giảm để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Chúng tôi dự báo, tính chung cả năm 2023, mức lãi suất sẽ giảm khoảng 50 – 100 điểm cơ bản”, chị Hoàng Thị Minh Huyền, chuyên viên phân tích kinh tế vĩ mô, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt BVSC, cho hay.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, lượng tiền gửi từ dân cư đã chảy vào hệ thống ngân hàng nhiều hơn từ cuối tháng 11 năm ngoái, với mức tăng mạnh 8,9% so với mức 6,8% của tháng 10. Xu hướng này tiếp tục mạnh hơn sau Tết đã góp phần tạo nguồn vốn ổn định cho hệ thống ngân hàng.
Lãi suất huy động đã giảm, lãi suất cho vay thì sao?
Theo Hoa Trà
VTV.VN