Tình hình kinh tế – chính trị năm 2017
Ở các nước phát triển, năm 2017 có vẻ được nhắc đến như một thời kỳ hoàn toàn đối lập. Nhiều nền kinh tế chứng kiến sự tăng trưởng ngày càng nhanh, cùng với đó là sự chia rẽ và phân cực chính trị, tình trạng căng thẳng trong nước và quốc tế. Trong dài hạn, tăng trưởng kinh tế không có khả năng miễn nhiễm với những thay đổi chính trị xã hội gây chia rẽ. Đến nay, các thị trường và các nền kinh tế không bận tâm về tình hình rối loạn chính trị, rủi ro tăng trưởng chững lại trong ngắn hạn dường như tương đối nhỏ.
Ngoại lệ đầu tiên là Anh, nước này đang đối mặt với quá trình Brexit nhiều vấn đề và gây chia rẽ. Ngoài ra ở Đức, bà Angela Merkel đang cố gắng thành lập Chính phủ liên minh. Cả hai điều trên đều không tốt cho Anh và phần còn lại của châu Âu, khu vực này rất cần Pháp và Đức phối hợp để cải cách Liên minh châu Âu.
Một cú sốc tiềm tàng liên quan đến chính sách tiền tệ thắt chặt. Để cải thiện kinh tế ở các nước phát triển, chính sách tiền tệ thích ứng dần đảo chiều, điều này dường như không tạo ra cú sốc với giá trị tài sản.
Ở châu Á, Tổng bí thư Tập Cận Bình của Trung Quốc nắm một vị trí vững chắc hơn bao giờ hết. Do đó, Trung Quốc có khả năng quản lý hiệu quả tình trạng mất cân bằng, thúc đẩy tiêu dùng. Nước này được kỳ vọng tăng trưởng nhờ đổi mới. Ấn Độ cũng có vẻ bắt đầu duy trì tăng trưởng và cải cách năng lực phát triển. Khi những nền kinh tế này lớn mạnh, các nền kinh tế khác trong và ngoài khu vực cũng lớn mạnh theo.
Trung Quốc và Hoa Kỳ dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ số
Về công nghệ, đặc biệt là công nghệ số, Trung Quốc và Hoa Kỳ dường như sẽ thống trị trong những năm tới, vì hai nước này tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu cơ bản, gặt hái được những lợi ích quan trọng. Đây cũng là nơi cho ra đời những nền tảng tương tác. Các nền tảng này hưởng lợi từ hiệu ứng mạng lưới. Do đó, tình trạng thiếu hụt thông tin được cải thiện. Trong đó, công nghệ quan trọng nhất là trí tuệ nhân tạo và các ứng dụng của nó.
Đông đảo dân số Trung Quốc chuyển trực tiếp từ tiền mặt sang thanh toán trực tuyến trên điện thoại.
Các nền tảng đó không chỉ tự sinh lời mà còn tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, ví dụ như quảng cáo, hậu cần và tài chính. Do đó, các nền kinh tế thiếu hụt những nền tảng này, như EU, đang gặp bất lợi. Thậm chí ngay cả khu vực Mỹ Latin cũng sở hữu công ty thương mại điển tử sáng tạo nội địa (Mercado Libre) và hệ thống thanh toán điện tử (Mercado Pago).
Về hệ thống thanh toán trực tuyến qua điện thoại, Trung Quốc là nước đi đầu. Đông đảo dân số Trung Quốc chuyển trực tiếp từ tiền mặt sang thanh toán trực tuyến trên điện thoại. Hệ thống thanh toán của Trung Quốc đang rất mạnh.
Đầu tháng 11 vào ngày lễ độc thân, lễ hội thường niên về tiêu dùng hướng đến giới trẻ và là sự kiện mua sắm lớn nhất trên thế giới, nền tảng thanh toán trực tuyến hàng đầu của Trung Quốc, Alipay, đã thực hiện đến 256.000 lần thanh toán mỗi giây. Các dịch vụ tài chính cũng mở rộng quy mô ấn tượng, từ định giá tín dụng cho đến quản lý tài sản và bảo hiểm, trên nền tảng Alipay, và mở rộng đến các nước châu Á khác.
Dự báo cho tương lai
Trong những năm tới, các nền kinh tế đã và đang phát triển sẽ phải cố gắng tiến đến những mô hình “tăng trưởng cho mọi người”. Vì vậy, chính quyền trung ương có thể đóng một vai trò khiêm nhường hơn so với doanh nghiệp, chính quyền địa phương, công đoàn lao động và các tổ chức giáo dục, tổ chức phi lợi nhuận trong quá trình thúc đẩy phát triển.
Tuy nhiên, sự chia rẽ có vẻ ngày càng dữ dội. Tự động hóa phát triển bền vững, thậm chí còn tăng tốc, cầu lao động tăng nhanh ở những ngành từ sản xuất, hậu cần đến y khoa và luật, trong khi cung thay đổi chậm hơn. Kết quả là ngay cả khi người lao động nhận được hỗ trợ tích cực như hỗ trợ thu nhập hay các cơ hội đào tạo, sự mất cân bằng trên thị trường lao động vẫn tăng lên, gây ra bất bình đẳng sâu sắc hơn và góp phần gây ra sự chia rẽ chính trị xã hội.
Tuy nhiên, có những lý do để tỏ ra lạc quan một cách thận trọng. Đầu tiên, vẫn có một sự đồng thuận giữa các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi về mục tiêu duy trì nền kinh tế toàn cầu mở cửa.
Một trường hợp ngoại lệ đáng chú ý là Hoa Kỳ, mặc dù không rõ liệu chính quyền của Tổng thống Donald Trump có thực sự định rút khỏi quan hệ hợp tác quốc tế hay chỉ đơn thuần muốn tái đàm phán các điều khoản có lợi hơn cho nước Mỹ. Ít nhất cho tới giờ, rõ ràng là không thể trông mong Hoa Kỳ ủng hộ và xây dựng hệ thống toàn cầu – hệ thống này đang phát triển dựa trên các nguyên tắc phụ thuộc lẫn nhau để giải quyết các vấn đề một cách công bằng.
Liệu chính quyền Tổng thống Donald Trump có thực sự định rút khỏi quan hệ hợp tác quốc tế hay chỉ đơn thuần muốn tái đàm phán các điều khoản có lợi hơn cho nước Mỹ? (Ảnh: The Economist)
Tình huống tương tự với giảm thiểu biến đổi khí hậu. Hoa Kỳ hiện nay là nước duy nhất không cam kết hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Hiệp định này vẫn được duy trì bất chấp Hoa Kỳ rút khỏi. Thậm chí trong nước Mỹ, các thành phố, các bang, các doanh nghiệp cũng như nhiều tổ chức xã hội dân sự cam kết thực hiện các nghĩa vụ khí hậu của nước Mỹ dù chính phủ liên bang quyết định ra sao.
Thế giới vẫn còn một chặng đường dài phía trước, sự phụ thuộc vào than đá còn lớn. Theo báo cáo của tờ Financial Times, nhu cầu than đá ở Ấn Độ sẽ đạt đỉnh trong 10 năm tới, tăng trưởng sản lượng từ giờ đến lúc đó khá khiêm tốn. Thế giới trông chờ năng lượng xanh giảm giá, tuy nhiên, chúng ta vẫn còn nhiều năm mới thoát khỏi tăng trưởng tiêu cực dựa vào khí thải CO2.
Tất cả những giả thuyết này cho thấy nền kinh tế toàn cầu sẽ đương đầu với những thách thức nghiêm trọng trong những năm tới. Và phía sau bức tranh kinh tế là “núi nợ” khiến các thị trường lo lắng, từ đó làm tăng tính dễ tổn thương của hệ thống trước những cú sốc bất ổn. Tình thế cơ bản trong ngắn hạn dường như vẫn tiếp tục. Sức mạnh và sự ảnh hưởng kinh tế tiếp tục đi từ Tây sang đông, nếu không có sự thay đổi đột ngột nào về việc làm, thu nhập, chính trị và phân cực xã hội ở các nước phất triển.