Khoa học chứng minh: Nghe những bài hát có giai điệu chậm rãi nhẹ nhàng sẽ giúp làm giảm căng thẳng và đau đớn

Căng thẳng xuất hiện ở khắp mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta. Ngay cả khi bạn cảm thấy bản thân đang phát triển rất mạnh mẽ trong một hoặc nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, thì sẽ có lúc căng thẳng xuất hiện ở một khía cạnh khác. Mọi người thường tìm đến âm nhạc như một công cụ giúp giải tỏa căng thẳng. Và thói quen của nhiều người là nghe những bản nhạc yêu thích của họ và cứ lặp lại như thế.

Lắng nghe những bài hát yêu thích của chính mình luôn giúp mọi người cảm thấy tốt hơn. Nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng, âm nhạc yêu thích của bạn chưa phải là sự lựa chọn tốt nhất giúp giảm bớt căng thẳng và đau đớn.

Giai điệu chậm rãi, nhẹ nhàng giảm căng thẳng hiệu quả

Ngay cả khi các bài hát có giai điệu, tiết tấu nhanh làm cho bạn cảm thấy tốt hơn hay lạc quan hơn, tuy nhiên chỉ những bài hát có giai điệu chậm rãi nhẹ nhàng mới giúp làm giảm căng thẳng và lo lắng. Giai điệu chậm rãi có tác dụng thiền. Những tiết tấu nhanh hơn thực tế không thể mang đến sự giảm thiểu căng thẳng. Thay vào đó, giai điệu tiết tấu nhanh thường khuyến khích sự náo nhiệt và tư duy tập trung hơn. Điều này hữu ích cho các tình huống khác nhưng không giúp giảm căng thẳng hay đau đớn.

Một nghiên cứu do Đại học Monash tiến hành cho thấy nhạc cổ điển chậm, nhẹ có thể giúp làm giảm “lo lắng, nhịp tim và huyết áp”. Phản ứng của não bộ đối với nhạc cổ điển thậm chí còn có thể giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm cũng như lo lắng hàng ngày.

Khoa học chứng minh: Nghe những bài hát có giai điệu chậm rãi nhẹ nhàng sẽ giúp làm giảm căng thẳng và đau đớn - Ảnh 1.

Nhịp điệu âm nhạc chậm rãi có thể làm thay đổi tốc độ sóng não, gây ra trạng thái thiền và thôi miên. Các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu về nhận thức trong lĩnh vực âm nhạc đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu, rằng nhịp điệu âm nhạc có ảnh hưởng như thế nào đến sóng não và tình trạng cảm xúc của con người. Đó là lý do tại sao rất nhiều nền văn hoá (bao gồm hầu hết các tôn giáo) lại xuất hiện những bản nhạc lễ hội có giai điệu, tiết tấu chậm, góp phần mang tính nghi thức cho các nghi lễ quan trọng.

Khoa học chứng minh: Nghe những bài hát có giai điệu chậm rãi nhẹ nhàng sẽ giúp làm giảm căng thẳng và đau đớn - Ảnh 2.

Nghe nhạc bằng tai nghe cũng đã được chứng minh là sẽ giúp bệnh nhân trước khi phẫu thuật giảm căng thẳng và lo lắng. Nó cũng có thể giúp làm giảm nỗi đau về thể chất và tinh thần của bệnh nhân đau kinh niên và sau phẫu thuật.

Đừng ép bản thân làm điều bạn không thích

Những giai điệu chậm, đặc biệt là nhạc cổ điển chậm, đôi khi nghe có vẻ nhàm chán đối với một số người. Khi bạn ép mình lắng nghe những giai điệu chậm mà bạn không hề biết cách thưởng thức, nó sẽ không giúp làm giảm căng thẳng, thay vào đó bạn sẽ càng căng thẳng hơn. Bạn không cần ép buộc bản thân mình phải nghe những thể loại nhạc mà bạn không thích.

Khoa học chứng minh: Nghe những bài hát có giai điệu chậm rãi nhẹ nhàng sẽ giúp làm giảm căng thẳng và đau đớn - Ảnh 3.

Nếu bạn không phải là người yêu thích những bài hát có giai điệu chậm, dưới đây là một số bài nhạc trên YouTube mà bạn có thể nghe thử. Những bài hát dịu dàng này chắc chắn sẽ không đem lại cảm giác nhàm chán cho bất cứ ai không quen nghe nhạc có giai điệu chậm:

– “Soothing Strings” của Spotify

– The Winding Path

– Classical Indian Music for Healing and Relaxing

– Angels of Venice – Pachelbel’s Cano

– Buddha Spirit

– Spa Relaxing Music

Hãy bắt đầu khám phá các thể loại yêu thích của mình để tìm thấy các bài hát mà bạn có thể muốn sử dụng để giảm bớt sự lo lắng khi cần. Khi bạn khám phá nhiều hơn về âm nhạc, bạn sẽ tìm thấy những bài hát có thể mang lại hiệu quả tốt hơn bao giờ hết, mà vẫn theo sở thích của bản thân.

Đừng ép bản thân phải cố nghe những bài nhạc mà mình không thích, hãy giữ một tâm trí cởi mở khi lắng nghe, chú ý đến nhịp điệu và giai điệu xem là nó ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn như thế nào. Điều đó có thể sẽ mang lại cho bạn hiệu quả đáng kinh ngạc mà bạn chưa từng nghĩ tới.

Saxophone Quyền Văn Minh: Từ cậu thiếu niên học Jazz bằng băng cassette đến “Huyền thoại sống Jazz Việt Nam”

Bài viết mới