Khó cưỡng chế truy thu thuế Uber

Theo ông Tâm, năm 2017, Cục Thuế TPHCM đã thanh tra và truy thu, xử phạt thuế với Uber 67 tỷ đồng. Tới nay Uber đã nộp 13 tỷ đồng, nhưng việc cưỡng chế thu hồi phần còn lại (gần 54 tỷ đồng) cơ quan thuế rất lúng túng và đang phải dừng lại để xin ý kiến Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính. “Giờ chúng tôi cũng chưa biết xử lý truy thu thế nào, do Uber không có đại diện tại Việt Nam, nếu cưỡng chế ngăn dòng tiền của các lái xe chuyển cho Uber cũng không khả thi và thiếu cơ sở vững chắc. Nên nếu cưỡng chế như vậy Uber lại gây sức ép lên lái xe Việt Nam để đối đấu với cơ quan thuế. Lái xe là lao động của mình, ở nước mình, mình không thể đối đầu với họ được, trong khi Uber lại ở nước ngoài, nên rất khó xử lý”, ông Tâm nói.

Về vụ việc Uber Hà Lan nộp hồ sơ khởi kiện Cục thuế TPHCM ra Tòa án Nhân dân TPHCM liên quan tới truy thu thuế với Uber, theo ông Tâm, tòa đã trả hồ sơ do đơn vị đứng ra nộp hồ sơ khởi kiện không có ủy quyền của Uber, nên không đủ cơ sở để tòa thụ lý.

Để giải quyết vướng mắc liên quan tới truy thu thuế với Uber và có thể với các loại hình kinh doanh khác sau này, đại diện Cục thuế TPHCM kiến nghị Bộ Tài chính, Chính phủ có chính sách cụ thể để xử lý thuế với các hình thức kinh doanh mới phát sinh.

Trước đó, năm 2017, qua thanh tra, Cục thuế TPHCM đã truy thu và xử phạt thuế với Uber gần 67 tỷ đồng. Nhưng tới đầu năm 2018, Uber mới chỉ chấp hành nộp hơn 13 tỷ đồng. Trước tình trạng Uber chây ỳ, Cục thuế TPHCM đã có văn bản đề nghị 5 ngân hàng là Vietcombank, VietinBank, ACB, Eximbank, Sacombank cưỡng chế tài khoản Uber B.V để thu hồi số tiền còn lại. Tuy nhiên, sau khi phát sinh lo ngại kể trên, Cục thuế TPHCM đã tạm dừng cưỡng chế thuế với Uber để xin ý kiến Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính.

Trong năm 2017, Cục thuế TPHCM cũng lần đầu tiên thu được gần 10 tỷ đồng tiền thuế kinh doanh qua Facebook.

Uber tăng chiết khấu, thu nhập của lái xe Uber giảm hơn 30

Bài viết mới