Cà phê là thức uống không thể thiếu với rất nhiều người vào buổi sáng để bắt đầu một ngày. Nhưng chúng ta có thực sự biết tại sao chúng ta cần nó, và những gì nó đang làm cho cơ thể của mình hay không?
Thực tế, cà phê có chứa caffein có thể tạo ra những hiệu ứng trên cơ thể chúng ta trong nhiều giờ, thậm chí nó có thể tác động đến hầu hết các bộ phận cơ thể.
Hãy xem cà phê tác động đến cơ thể như thế nào nhé:
Lưu ý: Không nên uống cà phê khi đói
Uống cà phê khi đói có thể gây ra nhiều vấn đề. Nó có thể có ảnh hưởng tiêu cực lên hệ tiêu hóa, tăng cường sản sinh axit, đôi khi là quá mức và có thể làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày. Nó cũng có thể dẫn tới ợ nóng và khó tiêu.
Theo TS Adam Simon, bác sĩ tại trường Y của Đại học Manchester, uống cà phê khi đói có thể có những tác dụng phụ khác. Nó có thể khiến bạn lo lắng, run rẩy, thay đổi tâm trạng.
Nó cũng có thể làm tăng các triệu chứng lo âu cũng như tăng nhịp tim, khó chịu, mất khả năng tập trung.
Uống cà phê khi đói có thể có ảnh hưởng tiêu cực lên hệ tiêu hóa, tăng cường sản sinh axit, đôi khi là quá mức.
Ngoài ra, uống cà phê lúc đói cũng làm rối loạn nhịp sinh học của bạn. Nói một cách đơn giản, đồng hồ sinh học bên trong cơ thể bạn giải phóng hormone cortisol khi bạn tỉnh giấc, cortisol khiến bạn cảm thấy tỉnh táo và tràn đầy sinh lực.
Nghiên cứu cho thấy cà phê làm giảm hàm lượng cortisol. Đối với một số người, loại đồ uống này thậm chí còn khiến bạn cảm thấy buồn ngủ hơn.
Chuyên gia dinh dưỡng Leslie Langevin, khuyên bạn nên kết hợp caffeine với thực phẩm dù chỉ là một chút.
Theo Prevent/Shape/Mirror