Indonesia và những nỗ lực để trở thành “Ngôi sao Đông Á”

Trong buổi họp thường niên của Ngân hàng Thế giới tại Washington vào tháng Mười, tâm lý của những người tham dự về triển vọng của kinh tế toàn cầu hết sức lạc quan. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ đạt mốc 3,6% trong năm 2017 và 3,7% trong năm 2018.

Không ngạc nhiên khi mà đầu tư, thương mại, sản xuất công nghiệp và niềm tin người tiêu dùng tiếp tục cải thiện tại nhiều nền kinh tế và khu vực quan trọng.

Chính phủ Indonesia không bỏ qua cơ hội phát triển cho mình. Trong năm 2017, Indonesia duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế 5%, tốc độ cao hơn phần lớn các nền kinh tế mới nổi nhờ đầu tư và tiêu dùng tăng cao.

Ngoài ra, xuất khẩu cũng phục hồi khi giá hàng hóa tăng trở lại. Xuất khẩu đang trở thành động cơ tăng trưởng ngày một quan trọng của kinh tế Indonesia.

Hiện tại, các chỉ báo kinh tế của Indonesia đang khá tốt. Tăng trưởng việc làm và mức lương tại Indonesia đang ổn định, lạm phát duy trì quanh mức 4%. Hơn thế nữa, giá thực phẩm biến đổi ổn định, niềm tin người tiêu dùng tăng lên, tỷ giá đồng tiền ổn định. Đầu tư nội địa và đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng lên khi đầu tư vào cơ sở hạ tầng tăng.

Tất cả những xu thế trên đang tạo tiền đề cho cải cách. Chính quyền của Tổng thống Joko Wikodo đang đẩy mạnh thực hiện các cải cách quan trọng nhằm tạo tiền đề quan trọng giúp tăng tính cạnh tranh cho kinh tế Indonesia.

Nỗ lực của chính phủ Indonesia đang mang lại nhiều thành công. Ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn của thế giới đều đã nâng hạng tín dụng của Indonesia. Theo khảo sát của OECD, khoảng 80% người Indonesia có niềm tin vào chính phủ, tỷ lệ rất cao trong khu vực và trên thế giới.

Chính phủ Indonesia cũng đang chuyển hướng đầu tư mạnh sang đầu tư vào con người. Khoảng hơn 20% tổng ngân sách quốc gia năm 2018 được dành cho giáo dục và đào tạo hướng nghiệp, 5% còn lại đầu tư vào lĩnh vực y tế.

Chính phủ Indonesia cũng đang hỗ trợ nhiều hơn cho những cộng đồng nghèo. Chương trình “Indonesia Pintar” của chính phủ triển khai sẽ đặt mục tiêu đảm bảo 20,3 triệu trẻ em đang trong độ tuổi đến trường được đi học. Ngoài ra, chương trình Indonesia Sehat sẽ đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản cho cộng đồng. Không chỉ vậy, chương trình tín dụng vi mô cũng được giới thiệu để đảm bảo kinh tế địa phương phát triển.

Với hơn 17 nghìn hòn đảo kéo dài trên ba múi giờ, Indonesia là nước đảo lớn nhất thế giới. Chính phủ Indonesia đang đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, nhờ vậy chi phí vận tải sẽ giảm đi đáng kể. Khi các hòn đảo có sự kết nối tốt hơn và chi phí vận tải giảm, nhiều trung tâm kinh tế mới sẽ phát triển.

CEO Go-Jek của Indonesia tuyên bố Uber ‘đứng ngoài lề’ cuộc chơi ở Đông Nam Á, sẽ IPO Go-Jek trong vài năm tới

Bài viết mới