“Hội chứng tự nghi ngờ bản thân” – Căn bệnh không của riêng ai, ngay cả Mark Zuckerberg, Melinda Gates cũng mắc phải

“Hội chứng tự nghi ngờ bản thân” – Căn bệnh không của riêng ai, ngay cả Mark Zuckerberg, Melinda Gates cũng mắc phải - Ảnh 1.

Trong một bài viết gần đây, Melinda Gates chia sẻ rằng bất cứ khi nào trong đầu bạn xuất hiện ý nghĩ rằng bạn không đủ thông minh, thành công của bạn là do may mắn chứ không phải bởi năng lực thực sự của bạn, hoặc khi bạn không thể chấp nhận lời khen từ người khác, có nghĩa là bạn đang gặp phải các triệu chứng của “hội chứng tự nghi ngờ bản thân”.

“Hội chứng tự nghi ngờ bản thân” được định nghĩa là cảm giác không thỏa đáng với những thành tích của bản thân đã được người khác công nhận, sự tự nghi ngờ liên tục và cảm giác lo sợ rằng bạn sẽ bị đánh lừa mà bản thân không hề hay biết cứ tăng dần lên.

Dưới đây là bốn bước chính giúp bạn có thể làm để vượt qua cảm giác tiêu cực này:

1. Nhận ra rằng bản thân mỗi người đều có trong mình cảm giác thiếu niềm tin vào chính bản thân

Người sáng lập Facebook Mark Zuckerberg đã trải qua cảm giác thiếu tự tin vào bản thân trong một vài năm vào việc kinh doanh của mình. Trong một bài phát biểu ở Harvard vào năm 2017, Mark nói rằng ngay sau khi tung ra Facebook, các công ty đã đưa ra lời đề nghị mua lại công ty của anh. Mặc dù không muốn làm điều đó, nhưng anh phải chịu áp lực đòi bán từ những người xung quanh.

Zuckerberg nói: “Sau một cuộc tranh cãi, một cố vấn nói với tôi rằng nếu không đồng ý bán, tôi sẽ hối hận về quyết định của mình trong suốt quãng đời còn lại. Cuộc xung đột này đã gây lục đục trong công ty và trong vòng một năm tất cả mọi người trong đội quản lý đã rời đi. Tôi tin vào những gì mình đang làm, nhưng tôi cảm thấy cô đơn. Tôi tự hỏi nếu tôi sai thì tương lai sẽ ra sao và ở ngoài kia, thế giới làm việc như thế nào?”

Kết quả là nhiều năm sau – theo thống kê của Bloomberg Billionaires Index- Zuckerberg hiện có 77,3 tỷ USD, và công ty này có giá trị hơn 500 tỷ USD.

2. Suy nghĩ về những thành công trong quá khứ

Melinda Gates chia sẻ rằng nhà tâm lý học, tác giả – Adam Grant cũng bị hội chứng này. “Bất cứ khi nào ông ấy cảm thấy bản thân không xứng đáng được lên diễn thuyết, ông ấy nghĩ lại những khoảng thời gian mà ông thiếu tự tin để truyền đạt, nhưng cuối cùng, ông vẫn thành công” – cô viết.

Bằng cách nhớ lại những trở ngại khác trong quá khứ mà ông đã vượt qua, nhà tâm lý học có thể nhận ra rằng “ngay cả khi tôi thất bại ở quá khứ, thì bản thân của tôi ở tương lai sẽ vui vì tôi đã vượt qua thất bại”.

“Hội chứng tự nghi ngờ bản thân” – Căn bệnh không của riêng ai, ngay cả Mark Zuckerberg, Melinda Gates cũng mắc phải - Ảnh 2.

Melinda Gates.

3. Nhớ rằng bạn luôn có thể cải thiện bản thân

Gates chia sẻ một câu chuyện cá nhân khi cô phải học lớp học máy tính đầu tiên. Lớp học xử lý các bộ vi xử lý, mà cô không hề có kinh nghiệm sử dụng, và sử dụng ngôn ngữ mã hóa, mà cô chưa bao giờ được học. Thêm vào đó, cô là một trong số ít phụ nữ trong lớp. Gates tự hỏi liệu cô có nên ở trong lớp hay không và cô có đủ kiến ​​thức cần thiết hay không. Nhưng sau đó, cô nhận ra rằng khả năng học hỏi là tất cả lý do để cô ấy tiếp tục ở lại lớp học.

“Tôi không thể ngừng lại suy nghĩ trong đầu tôi rằng ‘không đủ khả năng’, nhưng tôi có thay đổi điều đó từng một chút, để nói ‘Tôi có khả năng. Và với suy nghĩ đó, tôi đã lên quyết tâm và hành động” – bà viết trong bài đăng blog của mình.

4. Hãy tự hỏi bản thân những cảm xúc này bắt nguồn từ đâu

Mặc dù sự nghi ngờ bản thân xuất hiện ở nhiều kiểu người, Gates chỉ ra rằng nó phổ biến nhất ở những người không được đánh giá đúng mực trong lĩnh vực của họ. Ví dụ, khi bạn là người phụ nữ duy nhất hoặc người nổi bật trong phòng, đôi khi bạn cảm thấy như mình đang ở trong một “căn phòng không phù hợp” – Gates viết.

Gates giải thích rằng khi bạn đã nhận thấy những dấu hiệu cho thấy rằng bạn không thuộc một lĩnh vực nhất định, sẽ dễ dàng hơn nếu bạn biết làm chủ những cảm xúc của mình.

Cô viết: “Nhận ra rằng những ý nghĩ trong đầu của bạn thực sự là những thông điệp từ một xã hội được thiết lập một cách không công bằng có thể giúp bạn suy nghĩ tích cực hơn và truyền cảm hứng để bạn chứng minh rằng họ đã sai”.

Gã triệu phú “lẻo mép” Jay Leno: “Tôi luôn làm ít nhất hai việc vì tôi nhận ra đó là cách nhanh nhất để trở thành một triệu phú”.

Bài viết mới