Điều đầu tiên tôi xin được khẳng định là rất nhiều người chưa mua bitcoin.
Hầu như ngày nào tôi cũng nhận được tin nhắn từ một ai đó nói rằng họ đã biết về bitcoin trong nhiều năm qua, nhưng vì lý do này kia – hoài nghi, lười biếng, quá bận rộn, không có lòng tin, đã không nghĩ là nó sẽ tăng, không muốn mua vào sau khi nó đã tăng quá cao – họ vẫn chưa tham gia.
Trong khi đó cũng có người đã tăng gấp đôi, gấp 3, gấp 4 và thậm chí là gấp 100 lần khối lượng đầu tư của họ và bán quá sớm.
Cũng có những người mới chỉ bắt đầu nghiên cứu về đồng tiền này.
Và không thể quên các quỹ đầu tư. Họ sớm muộn sẽ ngồi chung thuyền cùng với chúng ta – những người đã bỏ lỡ, bán quá sớm, hoặc mới bắt đầu nghiên cứu về nó.
Trong một số bài diễn thuyết, tôi nhớ mình đã từng nói rằng bong bóng tiền số sẽ lớn hơn cả dotcom và chúng ta nên mua vào ngay khi chu kỳ mới bắt đầu. Tất cả các nhà đầu tư, từ cá nhân đến tổ chức đều gật đầu một cách khôn ngoan nhưng sau đó họ vẫn không đặt tay vào túi.
Nhưng con người luôn bị thúc đẩy bởi một nỗi lo sợ bỏ mất cơ hội quan trọng được gọi là hội chứng FOMO.
FOMO là hội chứng lo sợ bỏ lỡ cơ hội quan trọng. Những người mắc phải hội chứng này thường có cảm xúc sợ hãi về việc bản thân sẽ bỏ lỡ một thứ gì đó. Cảm giác này ám ảnh người mắc hội chứng FOMO rằng những người xung quanh đang hoặc sẽ đạt được thứ gì đó mà mình không được. Từ đó, họ bị thôi thúc thực hiện hành động ngay tại thời điểm thiếu lý trí, dẫn đến quyết định sai lầm, ít nhiều gây nên hậu quả.
Trong thời đại hiện nay, hội chứng FOMO đang là một vấn đề nan giải của xã hội chứ không riêng gì ngành đầu tư tài chính. Một khi bị mắc vào hội chứng này, con người nói chung và các trader nói riêng có khuynh hướng lao vào những thứ mình không nắm chắc, dẫn đến tốn kém không cần thiết, bị lừa, hoặc sa đà vào những sản phẩm tài chính vượt quá giá trị thực của nó, khiến bản thân bị thua lỗ trầm trọng.
Nhiều năm trước, tôi đã từng bị hack và mất một chút bitcoin. Lúc đó, tôi phát điên – nhưng bởi họ đã thâm nhập vào tài khoản email của tôi nhiều hơn là số tiền mà tôi thực sự bị mất. Tôi thậm chí đã lập ra địa chỉ email và IP để theo dõi kẻ đã hack bitcoin của tôi.
Nhưng vì giá trị mấy đồng bitcoin khi đó thực sự không hề lớn, cảnh sát chẳng quan tâm và tôi cũng cho qua.
Nếu giữ đến bây giờ thì nó quả thực là một tài sản lớn.
Có rất nhiều câu chuyện như vậy về việc bỏ lỡ cơ hội cách này hay cách khác. Tôi dám chắc mỗi người đều từng trải qua một tình cảnh đau đớn như vậy khi nhìn lại 5 năm trước. Vậy nên người ta mới có câu “Biết trước đã giàu”.
Sau một khoảng thời gian, chúng ta lại thấy bitcoin phá đỉnh. Vậy đỉnh thực sự của nó ở đâu? Hãy bỏ qua mọi tiêu chuẩn định giá, thước đo độ biến động hay động lực đi. Thậm chí dấu hiệu cậu bé đánh giày (khi những người không am hiểu gia nhập thị trường chứng tỏ thị trường chuẩn bị đi xuống) cũng không có tác dụng. Bởi tiền số vốn dĩ được tạo ra bởi những người kẻ ngoại lai của thị trường tài chính. Vậy ai là cậu bé đánh giày của bitcoin? Chắc chắn không phải lũ trẻ. Nếu có thì chính là những người già thuộc thế hệ bùng nổ dân số ít am hiểu về công nghệ.
Có lẽ chúng ta phải bước vào các lĩnh vực phi khoa học. Thực tế là mỗi spam hoặc quảng cáo trong hòm mail của tôi, mỗi mẩu quảng cáo tôi đọc trên web muốn nói cho tôi biết làm thế nào để gia nhập vào thị trường tiền số chính là dấu hiệu cảnh báo quan trọng.
Một lần nữa, tôi lại được nhắc nhở rằng cả thế giới đều muốn tham gia trò chơi này – trong khi còn rất nhiều người chưa tham gia. Do đó bong bóng bitcoin còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng.
Nhưng cuối cùng, bong bóng bitcoin sẽ giống với hiện tượng dotcom. Nó sẽ lớn dần và ngày càng hoang dã hơn cả tưởng tượng của tất cả chúng ta, sau đó vỡ tan mà không có một lý do gì. Chỉ trong 1 năm, thị trường tiền số sẽ mất 75% giá trị. Thời kỳ suy thoái sẽ bắt đầu. Những hành vi lừa đảo sẽ bị phát giác và phá sản là chuyện quá bình thường. Lúc đó, cả thế giới sẽ tự hỏi tại sao lại như vậy.