Hãy bỏ ngay 5 thói quen xấu này ngay lập tức nếu muốn là một nhà lãnh đạo tài năng

Khi là nhà lãnh đạo kinh doanh, bạn luôn muốn mình thật hoàn hảo, tuy nhiên trong thực tế, một số thói quen không tốt có thể len lỏi vào cuộc sống hàng ngày mà đôi khi mình lại không hề nhận ra sự tồn tại của nó. Những thói quen này có thể nhỏ bé, nhưng chúng cũng có thể cản trở cơ hội thành công của bạn. Dưới đây là 5 thói quen mà bạn phải dừng ngay bây giờ:

1. So sánh khập khiễng trình độ của mình với trình độ của người khác

Nếu bạn lớn lên dưới cái bóng của anh trai, chị gái thành công, thì thường có suy nghĩ so sánh mình với người khác: Tại sao tôi không thể giống như họ? Tại sao tôi không thành công như họ? Đôi khi mọi người cứ tiếc nuối và rên rỉ về cuộc sống không hoàn hảo của mình.

Nhưng nếu suy nghĩ này trở thành thói quen, lúc nào bạn cũng nhìn vào chính mình và tự trách móc rằng tạo sao mình không làm được như họ thì nó có thể bắt đầu ảnh hưởng đến hạnh phúc.

Nếu bạn đã từng nghĩ về những điều kiểu như “Steve Jobs đã làm mọi thứ như thế nào?” hoặc “Tại sao công ty của mình lại không phát triển nhanh như Facebook trong khi ông ấy là từng bỏ học đại học còn bản thân mình lại có tấm bằng Thạc Sỹ Quản Trị Kinh Doanh trong tay” thì hãy ghi nhớ rằng: Độ tuổi không phải lúc nào cũng tương quan với cuộc sống hiện tại của bạn.

Thành công có thể đến nhanh chóng, hoặc có thể diễn ra từ từ, nhưng việc so sánh bản thân với các nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm thì chỉ khiến bạn càng thất vọng và tự trách móc bản thân mình nhiều hơn. Nếu bạn muốn gặt hái những thắng lợi to lớn, sở hữu chiếc xế hộp như những người khác, hãy nhớ rằng: Họ cũng phải trả giá để tiến bộ qua các chương. Khi bạn đang ở trong các chương mở đầu của sự thành công, đừng quẩn quanh trong cái phép so sánh mình với người khác nữa, hãy cố gắng từng bước một để tiến bộ dần qua các chương.

2. Đảm nhận quá nhiều công việc

Khi là CEO hoặc người quản lý của một công ty, đặc biệt là trong giai đoạn khởi nghiệp, các doanh nhân thường phải đảm nhận nhiều vai trò khác nhau, tuy nhiên mỗi người đều có giới hạn nhất định. Ôm quá nhiều việc vào người có thể gây thêm rắc rối.

Bạn có thể đảm nhận thêm một dự án nữa trong khả năng kiểm soát của mình nhưng nếu tuyệt đối không phải là hai hay nhiều dự án cùng lúc để đến khi nhận ra rằng mình đang chới với giữa các vấn đề cần giải quyết. Hãy nhanh chóng suy nghĩ về việc ủy thác công việc cho các cá nhân đáng tin cậy. Hãy để mọi người tham gia vào các dự án với những vai trò khác nhau, khi đó bạn có thể thực sự biết và hiểu ai là người mình có thể tin tưởng và sẵn sàng gánh vác khi có vấn đề phát sinh.

Khi bạn quyết định tuyển dụng nhân viên thì có nghĩa là bạn cần người hỗ trợ, việc kinh doanh của bạn không còn là một ban nhạc một người chơi nữa. Bạn không thể tự mình xoay sở được, vì vậy đừng cố gắng, đã đến lúc bạn nên ủy quyền từng nhiệm vụ cho từng người cụ thể. Tồn tại quá nhiều dự án sẽ khiến bạn quá sức và về lâu dài nó sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, việc kinh doanh cũng như nhân viên của bạn.

3. Quản lý mọi công việc quá chi tiết

Trong trường hợp đảm nhận nhiều công việc, các nhà lãnh đạo thường quản lý mọi việc đến mức chi tiết nhất có thể. Thể hiện sự quan tâm và thậm chí là người leader trong nhóm dự án là tốt, nhưng việc tính toán chi ly từng chi tiết đến từng phút không phải là sự lựa chọn tối ưu.

Không phải là chuyên gia trong mọi thứ không làm cho bạn trở nên kém cỏi đi, điều đó chỉ có nghĩa là bạn cần những nhà quản lý, đội ngũ lãnh đạo và nhân viên có tài để họ có thể sử dụng năng lực của mình lấp đầy khoảng trống mà bạn đang thiếu. Hãy thiết lập mục tiêu SMART rõ ràng và hợp lý.

4. Bỏ qua giá trị sức khỏe

Đã có nhiều bài viết đề cập tới lợi ích của việc nghỉ ngơi, bằng những cách đơn giản và tiêu tốn ít thời gian. Hãy quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe của mình bằng các hoạt động thể chất mỗi ngày, khi đó bạn sẽ nhận ra vai trò quan trọng của sức khỏe ảnh hưởng đến công việc như thế nào.

Sức khoẻ cá nhân là điều tất yếu để thành công trong kinh doanh. Đôi khi chúng ta mải mê với các dự án liên tiếp mà bỏ mặc bản thân, và cuối cùng những thói quen xấu len lỏi vào cuộc sống của mình một cách nhanh chóng. Và tất nhiên nếu bạn không có một có thể khỏe mạnh về cả thể chất và tinh thần thì đồng nghĩa với việc kinh doanh của bạn cũng không thể có một kết quả tốt.

5. Không chỉnh chu trong cách ăn mặc

Cùng với sức khoẻ, bạn cũng cần phải cảm thấy tự tin về bản thân. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn ăn mặc quá thoải mái, đặc biệt ở các sự kiện trang trọng, bạn nên biết mình cần phải mặc như thế nào cho phù hợp. Nhiều năm trước, một xu hướng đáng báo động tại các hội nghị kinh doanh đó là phong cách ăn mặc đang đi xuống tầm trọng. Mọi người xuất hiện với quần soóc và áo thun, trông giống như họ đang đi nghỉ mát hơn là đi gặp đối tác kinh doanh. Chính vì thế, khi đã là một người lãnh đạo, bạn nên biết mình là ai, mình đang ở đâu để có những sự lựa chọn tốt nhất cho trang phục cần phải mặc.

Để trở thành người có thể lực, bạn cần phải là người đi tiên phong. Chính vì thế hãy dám đương đầu với những thử thách và khó khăn trước mắt. Nếu bạn để những thói quen xấu len lỏi vào cuộc sống, hãy kiểm soát ngay bây giờ nếu không muốn ảnh hưởng tới khả năng quản lý điều khiển cả một hệ thống.

3 bài học đắt giá về khả năng lãnh đạo từ bức thư của những CEO danh tiếng

Bài viết mới