Hàng loạt dự án bất động sản ở TP.HCM bị chủ đầu tư cầm cố, thế chấp

Cụ thể, các dự án được “xướng tên” về việc đang bị chủ đầu tư cầm cố, thế chấp tại ngân hàng gồm: Dự án Green Field 686 (quận Bình Thạnh) do Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Thương Mại 2 (ACSC) làm chủ đầu tư. Hiện dự án này đang được ACSC thế chấp quyền sử dụng đất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh KCN Bình Dương.

Hàng loạt dự án bất động sản ở TP.HCM bị chủ đầu tư cầm cố, thế chấp - Ảnh 1.

Dự án Green Field 686 do ACSC làm chủ đầu tư hiện đang bị thế chấp quyền sử dụng đất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh KCN Bình Dương.

Dự án Kingsway Tower do Công ty TNHH Siêu Thành (Công ty Siêu Thành) làm chủ đầu tư, hiện đang bị thế chấp quyền sử dụng đất cho Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh TP.HCM.

Dự án The Western Capital (quận 6) do Công ty TNHH Quản lý Bất động sản Hoàng Phúc (BĐS Hoàng Phúc) làm chủ đầu tư, hiện đang được thế chấp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.

Khu dân cư Lô M7 Khu A – Đô thị mới Nam TP.HCM do Công ty Cổ phần phát triển Phú Hưng Thái (Công ty Phú Hưng Thái) làm chủ đầu tư; Dự án Saigonhomes (Khu chung cư Nhà Sài Gòn, quận Bình Tân) do Công ty TNHH Nhà Sài Gòn (Công ty Nhà Sài Gòn) làm chủ đầu tư;

Dự án Jamona Heights (quận 7, Công ty Cổ phần May Tiến Phát làm chủ đầu tư); Dự án Little Village (quận Thủ Đức, Công ty TNHH Phát triển nhà Thế Giới làm chủ đầu tư và PVInvest là đơn vị phát triển dự án… đều là những dự án đang bị chủ đầu tư đem cầm cố, thế chấp tại ngân hàng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia BĐS, thị trường bất động sản tại TP.HCM đang nóng sốt thời gian qua, nên việc thế chấp dự án BĐS tại ngân hàng là hoạt động bình thường trong kinh doanh lĩnh vực địa ốc. Luật nhà ở cũng quy định, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án tại tổ chức tín dụng để vay vốn cho việc đầu tư dự án đó.

Hàng loạt dự án bất động sản ở TP.HCM bị chủ đầu tư cầm cố, thế chấp - Ảnh 2.

Dự án The Western Capital do Công ty BĐS Hoàng Phúc làm chủ đầu tư, hiện đang được thế chấp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.

Dù vậy, các chuyên gia lưu ý rằng, điều đó không có nghĩa chủ đầu tư có quyền đem căn hộ đã bị thế chấp ngân hàng bán cho khách, càng không có quyền đem căn hộ đã bán và bàn giao nhà cho khách hàng đi thế chấp khi tài sản đó đã thuộc quyền sở hữu của người mua nhà – là chủ sở hữu căn nhà đó.

Bởi, theo luật định, trường hợp chủ đầu tư đem cầm cố những căn hộ là tài sản đang hình thành trong tương lai ở ngân hàng, thì trước khi bán cho người dân, căn hộ đó phải được giải chấp. Thế nhưng, trên thực tế, nhiều dự án cầm cố ngân hàng, thế chấp nhưng lại không nhằm mục đích phục vụ lợi ích xây dựng dự án, đã dẫn đến tranh chấp sau này.

Vì vậy, để tránh những trường hợp không đáng có xảy ra, trước khi “xuống tiền” mua đất, khách hàng cần phải thận trọng tự bảo vệ mình bằng cách tìm hiểu kỹ năng lực cũng như uy tín chủ đầu tư và có thể tìm kiếm các dòng sản phẩm mà đơn vị bán hàng này đã đem đến cho thị trường BĐS.

Hơn 471.000 tỷ đồng của ngân hàng “đắp chiếu” tại các dự án bất động sản

Bài viết mới