Hạn chót báo cáo Chính phủ kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo về Luật đất đai (sửa đổi)

Thủ tướng ấn định thời hạn Bộ TN&MT phải trình lên dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là 1/4, trong đó báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo này. Theo thống kê của Bộ TN&MT, cơ quan đã tiếp nhận gần 8.000 ý kiến đóng góp của người dân.

Thủ tướng yêu cầu Bộ TN&MT hoàn thiện dự án Luật đất đai (sửa đổi) trình Chính phủ trước ngày 1/4. Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 164/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Một trong nhưng nội dung quan trọng trong văn bản Chính phủ ban hành là thời hạn tiếp nhận dự án Luật đất đai (sửa đổi) và Báo cáo kết quả của công tác lấy ý kiến nhân dân của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT).

Cụ thể, trước ngày 1/4/2034, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải hoàn thiện, trình Chính phủ dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Trong đó, cơ quan phải báo cáo về kết quả lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Kết quả báo cáo yêu cầu giải trình đầy đủ, toàn diện, khách quan sau khi tổng hợp, tiếp thu tất cả ý kiến của nhân dân về việc xây dựng dự thảo này.

Để bảo đảm tiến độ, chất lượng của báo cáo, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành và lãnh đạo địa phương hoàn thành tổng hợp, giải trình ý kiến nhân dân và gửi Bộ TN&MT chậm nhất trước ngày 20/3/2023.

Công điện của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TN&MT đôn đốc việc gửi báo cáo theo đúng kế hoạch, báo cáo Thủ tướng các trường hợp chậm trễ trong việc gửi báo cáo kết quả lấy ý kiến.

Theo thống kê của Bộ TN&MT, tính đến hết ngày 15/3, cơ quan đã tiếp nhận 7.979 lượt ý kiến của các tổ chức, cá nhân trên cả nước góp ý đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) thông qua website và được 84 ý kiến góp ý bằng văn bản .

Trong số 8.000 ý kiến đóng góp, có 10 nội dung nhận được nhiều quan tâm là: Chế độ sử dụng các loại đất; Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Đăng ký đất đai, cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với; Quy hoạch, sử dụng đất; Thu hồi đất, trưng dụng đất; Quyền và trách nhiệm của Nhà nước, công dân đối với đất đai; Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Tài chính về đất đai, giá đất; và các Quy định chung.

“Luật Đất đai sửa đổi được thông qua sẽ có lợi cho thị trường bất động sản”: Sự thật có như vậy?

Bài viết mới