Hai ngôi trường đối lập hoàn toàn mà công chúa, hoàng tử bé của Nhật theo học

Nhắc đến hoàng gia Nhật Bản chắc không ít người không biết đến công chúa Aiko và hoàng tử Hisahito. Đây là thành viên nhí nhỏ tuổi nhất trong hoàng gia Nhật và có sức ảnh hưởng lớn, thu hút sự quan tâm của người dân. Hai thành viên hiện đang thụ hưởng nền giáo dục tiên tiến bậc nhất, nhưng sự khác biệt của 2 ngôi trường này vẫn khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên.

Trường hoàng gia Gakushuin hoa lệ chỉ dành cho thành viên hoàng gia

Công chúa Aiko (sinh năm 2001) là con gái duy nhất của Thái tử Naruhito, 57 tuổi, và Công nương Masako, 53 tuổi. Công chúa năm nay 16 tuổi và đã học tại hệ thống trường Gakushuin – ngôi trường danh giá dành cho các thành viên hoàng gia. Tại đây, các học viên đều được gọi là “miya sama” (hoàng tử hoặc công chúa). Ngoài ra, ông Motomasa Higashisono, quản lý cấp cao của trường Gakushuin cho biết nhiều học sinh trong trường đều là con cháu của các cựu thành viên hoàng gia hoặc quý tộc.

Những hình ảnh đẹp của ngôi trường hoàng gia hoa lệ Gakushuin tại thủ đô Tokyo - Nhật Bản.

Những hình ảnh đẹp của ngôi trường hoàng gia hoa lệ Gakushuin tại thủ đô Tokyo – Nhật Bản.

Trường hoàng gia Gakushuin nằm ở thủ đô Tokyo – Nhật Bản. Các thành viên hoàng gia Nhật đều được giáo dục tại đây từ bậc tiểu học cho đến bậc đại học. Trường Gakushuin được Nhật hoàng Ninko thành lập vào năm 1847 ở Kyoto, có trách nhiệm giảng dạy riêng cho những Hoàng tử, Công chúa, con cháu của các gia đình dòng dõi Hoàng gia hoặc gia đình quý tộc. Năm 1877, một vài năm sau khi Hoàng gia Nhật chuyển về Tokyo, trường Gakushuin cũng được dời theo. Ngôi trường đặc biệt này khá khép kín, ngoại trừ bậc Đại học thì không nhiều hình ảnh và thông tin về các hoạt động bên trong trường được đăng tải rộng rãi.

Những hình ảnh hiếm hoi về hoạt động của trường Gakushuin.

Những hình ảnh hiếm hoi về hoạt động của trường Gakushuin.

Công chúa Aiko tuy đã từng gặp rắc rối khi học tại đây và phải nghỉ học 1 thời gian, nhưng theo bà Motomasa Higashisono, một trong những giám đốc điều hành của tập đoàn trường Gakushuin School Corp., công chúa đã vượt qua được những lo lắng của mình để đến trường và lớn lên mạnh mẽ. Công chúa Aiko biết chơi piano, violin và từng biểu diễn trong dàn nhạc giao hưởng tại Đại học Gakushuin.

Hoàng thái tử Naruhito và Công nương Masako đưa Công chúa Aiko tới lễ nhập học tại trường tiểu học Gakushuin.

Công chúa Aiko tham gia hội thao tại trường tiểu học Gakushuin.

Đội cổ động trường Trung học nữ Gakushuin.

Công chúa Aiko biểu diễn thể dục dụng cụ với các bạn tại trường tiểu học Gakushuin ở Tokyo cho lễ hội thể thao của trường năm 2013.

Thi kéo co tại trường tiểu học Gakushuin năm 2011.

Màn biểu diễn nhảy tự tin của công chúa tại hội thao.

Công chúa chính thức vào Trung học nữ Gakushuin năm 2014.

Ngôi trường bình dân Ochanomizu University với đủ các thành phần, tầng lớp xã hội theo học.

Hoàng tử Hisahito, 11 tuổi, là con trai của Hoàng tử Akishino và là cháu trai duy nhất của Nhật hoàng Akihoto. Với vẻ ngoài dễ thương, vị hoàng tử bé luôn nhận được nhiều sự quan tâm và yêu mến của người dân Nhật Bản cũng như nhiều người trên thế giới.

Tuy nhiên, Hoàng tử Hisahito – người thứ 3 trong thứ tự kế vị ngai vàng của Hoàng gia Nhật Bản đang có một trải nghiệm giáo dục hoàn toàn khác biệt so với thế hệ hoàng gia trước. Vị hoàng tử bé đang theo học tại một trường tiểu học bình dân tại Tokyo mang tên Ochanomizu từ năm 2013, điều này phá vỡ truyền thống theo học tại tiểu học Gakushuin của các thành viên hoàng gia.

Hoàng tử bé Hisahito trở thành thành viên đầu tiên của gia đình hoàng gia theo học tại một ngôi trường khác ngoài ngôi trường danh giá Gakushuin. Đây là quyết định được cho là một nỗ lực của cha mẹ Hoàng tử “nhí” nhằm đảm bảo con trai họ được học trong môi trường giáo dục bình thường mà không có bất kỳ sự đối xử đặc biệt nào và sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc với những bạn nhỏ đồng trang lứa hơn.

Nói là bình dân nhưng trường Ochanomizu cũng vẫn khiến nhiều người ao ước cho con được học tại đây.

Nói là bình dân nhưng trường Ochanomizu cũng vẫn khiến nhiều người ao ước cho con được học tại đây.

Đây là ngôi trường với bề dày lịch sử, phát triển qua 140 năm, trường đã đóng góp cho xã hội Nhật nhiều thế hệ học sinh, sinh viên ưu tú. Tại đại học Ochanomizu, chương trình giáo dục tập chung vào 3 nguyên tắc cơ bản: kiển thức, tư duy bình luận và sự khoan dung. Chính nhờ việc bồi dưỡng phẩm chất cá nhân, ngôi trường này trở thành nền tảng để tiếp nhận một nền giáo dục mà ở đó con người không chỉ học kiến thức mà còn học để làm người.

Học sinh của trường Ochanomizu xuất phát từ nhiều tầng lớp khác nhau. Bố mẹ các em có thể là nhân viên văn phòng, công chức, quản lý doanh nghiệp. Mỗi khối của trường này có khoảng 100 đến 200 học sinh được chia thành 3 lớp.

Hoàng tử Hisahito được cha mẹ là Hoàng tử Akishino và Công nương Kiko đưa tới trường trong ngày đầu tới trường tiểu học.

Hoàng tử bé tự tin trong ngày đến trường năm 2013.

Tiểu hoàng tử Hisahito theo học hệ mẫu giáo và tiểu học tại hệ thống trường Đại học Ochanomizukhi từ khi tròn 4 tuổi. Vì Hoàng tử Hisahito sẽ nối ngôi, việc theo học tại một ngôi trường bình thường sẽ giúp hoàng tử chuẩn bị tốt cho cuộc sống sau này và trở thành vị vua anh minh, sáng suốt, thấu hiểu người dân Nhật một cách sâu sắc nhất: “hoàng tử và công chúa Akishino tin rằng để trở thành biểu tượng của nhà nước trong tương lai, Hoàng tử bé phải có những trải nghiệm quý báu khi được học tập với những đứa trẻ có nguồn gốc khác nhau và phải hiểu được cảm xúc của những người dân bình thường”.

Theo đại diện trường Đại học Ochanomizu, tiểu hoàng tử Hisahito là thành viên hoàng gia đầu tiên theo học ở đây. Giáo viên và bạn bè ở lớp mẫu giáo gọi hoàng tử là Hisahito-kun và cậu không được đối xử đặc biệt hơn những người khác. Nhà trường cho biết hiện tại họ không có ý định đối xử đặc biệt với hoàng đế tương lai.

Một số hình ảnh tham gia các hoạt động của Hoàng tử Hisahito.

Việc theo học tại một trường tiểu học bình thường đã phá vỡ truyền thống của gia đình Hoàng gia, nhưng đây là quyết định nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân.

Cho dù học ở đâu, trong môi trường như thế nào, dù là hoàng gia hay bình dân thì điều cốt lõi đầu tiên đó là học cách làm người. Phương pháp giáo dục tại Nhật luôn chú trọng song hành đạo đức và kiến thức để đào tạo ra những thế hệ mới vừa có đức vừa có tài. Điều này không chỉ áp dụng dành riêng cho thành viên trong Hoàng gia mà còn ở tất cả các tầng lớp nhân dân.

Nguồn: Tổng hợp

Có gì đặc biệt trong ngôi trường Hoàng tử bé Anh Quốc theo học, nơi sở hữu “nền giáo dục tốt nhất có thể mua được”

Bài viết mới