Hai năm bầm dập của Mark Zuckerberg: Vì tiền, Facebook bỏ mặc tin tức giả mạo lộng hành

Kỳ 1: Đốm lửa chờ bùng cháy

Kỳ 2: Hiểm họa rình rập Facebook vì khát vọng bá quyền ngành công nghiệp tin tức

Kỳ 3: Tin tức giả mạo làm rúng động thế giới, Facebook bị “đánh hội đồng”

Hai năm bầm dập của Mark Zuckerberg: Vì tiền, Facebook bỏ mặc tin tức giả mạo lộng hành - Ảnh 1.

Bản thân Facebook cũng phải thừa nhận rằng họ đã bỏ lỡ nhiều dấu hiệu cho thấy người ta cố tình lạm dụng nền tảng này. Thật dễ dàng để Facebook đưa ra hàng loạt lời giải thích cho những sự việc như thế. Facebook đã bán quảng cáo cho những câu chuyện sai sự thật, tin tức giật gân vô giá trị mà không cần kiểm định chúng.

Tiền lương và thưởng của các nhân viên phụ thuộc vào việc Facebook có bán được các mục tiêu tăng trưởng và bán quảng cáo hay không. Chính điều này khiến nhân viên của Facebook thường không lo lắng quá nhiều về chất lượng nội dung mà người dùng chia sẻ.

Hai năm bầm dập của Mark Zuckerberg: Vì tiền, Facebook bỏ mặc tin tức giả mạo lộng hành - Ảnh 2.

Tuy nhiên, Mục 230 của Đạo luật về Truy cập Thông tin năm 1996 có những quy định rõ về tin tức giả mạo. Nếu Facebook bắt đầu chịu trách nhiệm về những thông tin sai lệch trên nền tảng của mình, họ có thể phải chịu trách nhiệm nhiều hơn nữa. Chính vì thế, Facebook có nhiều lý do để vùi đầu trong cát, giống cách những con đà điểu thường làm khi gặp phải nguy hiểm nhưng không tìm ra đường thoát thân.

Hai năm bầm dập của Mark Zuckerberg: Vì tiền, Facebook bỏ mặc tin tức giả mạo lộng hành - Ảnh 3.

Cuối cùng, Roger McNamee, người đầu tư sớm vào Facebook, cũng đã phải lên tiếng sau hàng loạt câu chuyện giả mạo về ứng viên Bernie Sanders, những người ủng hộ Brexit hay những thông tin có lợi cho ông Trump. Vào một buổi tối chủ nhật 9 ngày trước cuộc tổng tuyển cử năm 2016, McNamee gửi một bức thư dài 1.000 chữ cho CEO Zuckerberg và COO Sheryl Sandberg.

“Tôi rất buồn vì Facebook. Tôi từng chung tay với công ty từ hơn 1 thập kỷ trước và tôi từng rất tự hào và thích thú với thành công của công ty cho tới vài tháng qua. Lúc này, tôi đang rất thất vọng, lúng túng và hổ thẹn”, McNamee viết.

Thật khó để nhận ra cỗ máy mà bạn tạo ra để mang mọi người tới gần nhau hơn lại đang được dùng để chia rẽ con người. Phản ứng ban đầu của Mark Zuckerberg sau chiến thắng của ông Donald Trump (Facebook bị cáo buộc góp phần làm nên chiến thắng đó) là rất tiêu cực.

Hai năm bầm dập của Mark Zuckerberg: Vì tiền, Facebook bỏ mặc tin tức giả mạo lộng hành - Ảnh 4.

Thành viên ban lãnh đạo hoảng loạn trong những ngày đầu tiên trong khi người đứng đầu các nhóm đi qua đi lại giữa phòng họp của Zuckerberg (có tên Aquarium) và phòng của COO Sandberg (có tên Only Good News), cố gắng nghe ngóng xem mình có bị đổ lỗi gì hay không.

Sau đó, trong cuộc họp 2 ngày sau bầu cử, Zuckerberg lập luận rằng mạng xã hội khó có thể ảnh hưởng tới quyết định bỏ phiếu của mọi người. “Ý tưởng cho rằng tin tức giả mạo trên Facebook – như các bạn đã biết là với số lượng rất nhỏ – không thể ảnh hưởng tới cuộc bầu cử. Tôi nghĩ đó là một lập luận điên rồ”, Zuckerberg nhấn mạnh.

Zuckerberg là người thích đưa ra nhận định dựa trên dữ liệu. Kể cả trong trường hợp này, ông chủ Facebook cũng nắm trong tay những số liệu cho thấy lượng tin tức giả mạo chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số nội dung liên quan tới cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016. Tuy nhiên, phân tích này chỉ mang đến một cái nhìn tổng thể. Nó không đánh giá được ảnh hưởng của tin tức giả mạo tới các nhóm cụ thể.

Hai năm bầm dập của Mark Zuckerberg: Vì tiền, Facebook bỏ mặc tin tức giả mạo lộng hành - Ảnh 5.

Tuy nhiên, quan điểm của Zuckerberg không được nhiều người đồng thuận, ngay cả trong lòng Facebook. Thậm chí, nó còn được ví với cách mà người Facebook tự bao biện cho nhau. “Điều đó vô cùng nguy hiểm. Chúng tôi thực sự phải đánh đổ nó. Nếu chúng tôi không nhận thấy mình cần làm như vậy, công ty này có thể sẽ gặp vấn đề và sa lầy như Uber”, một cựu quan chức nhấn mạnh.

Sau một tuần điên rồ, Zuckerberg tới Peru để trò chuyện với các nhà lãnh đạo thế giới về cách kết nối nhiều người hơn trên Internet cũng như vai trò của Facebook trong việc giảm nghèo đói toàn cầu. Ngay khi hạ cánh xuống Lima, Zuckerberg đăng cái gì dó liên quan tới việc nhận lỗi. Zuckerberg giải thích rằng Facebook đã thông tin sai lệch nghiêm trọng và đưa ra kế hoạch 7 điểm khá mơ hồ để giải quyết vấn đề.

Hai năm bầm dập của Mark Zuckerberg: Vì tiền, Facebook bỏ mặc tin tức giả mạo lộng hành - Ảnh 6.

Khi một giáo sư đại học tên là David Carroll nhìn thấy dòng thông điệp của ông chủ Facebook, ông ta đã chụp màn hình và đăng nó lên trang cá nhân. Cùng lúc đó, một dòng tin từ trang CNN giả mạo đã công bố ông Donald Trump, người vừa đắc cử Tổng thống Mỹ, đã qua đời.

Tại Peru, Zuckerberg gặp một người “có đôi chút kiến thức” về chính trị, Tổng thống Barack Obama. Báo giới mô tả ông Obama kéo Zuckerberg sang một bên và “thức tỉnh” anh ta về tin tức giả mạo. Tuy nhiên, theo một nguồn tin giấu tên ở Lima, Zuckerberg là người để xuất cuộc gặp với mục tiêu duy nhất là thuyết phục ông Obama tin Facebook đang nỗ lực giải quyết vấn đề, dù đó không phải việc dễ làm.

Trong khi đó, tại Facebook, bánh răng đã chệch khỏi vòng quay. Lần đầu tiên, những người làm việc trong Facebook thực sự đặt câu hỏi rằng liệu họ đang nắm trong tay quá nhiều quyền lực. Một nhân viên giấu tên mô tả Zuckerberg như một người không hiểu hết sức mạnh anh ta đang nắm trong tay.

Hai năm bầm dập của Mark Zuckerberg: Vì tiền, Facebook bỏ mặc tin tức giả mạo lộng hành - Ảnh 7.

Ngay sau cuộc đua vào Nhà Trắng, một nhóm nhân viên của Facebook được chọn lựa và lập thành lực lượng chuyên trách kiểm soát tin tức giả mạo – “căn bệnh đang lây lan khắp nền tảng mạng xã hội này”. Những nhân vật cộm cán nhất của Facebook, bao gồm cả Mosseri và Anker, cũng có mặt trong đội ngũ. Vàu tuần sau, họ tuyên bố cắt giảm doanh thu quảng cáo đồng thời tạo ra công cụ để người dùng thông báo tin tức giả mạo.

Tháng 12, lần đầu tiên Facebook công bố việc kiểm nghiệm thực tế các công cụ chống tin tức giả mạo trên nền tảng của mình. Tuy nhiên, để khách quan, Facebook thuê đối tác bên ngoài làm công việc này. Khi Facebook nhận được những thông báo về tin tức giả mạo, họ sẽ chuyển cho công ty đối tác để họ kiểm tra lại tính xác thực của thông tin. Nhiều nhà báo nổi tiếng cũng có mặt trong hàng ngũ này.

Hai năm bầm dập của Mark Zuckerberg: Vì tiền, Facebook bỏ mặc tin tức giả mạo lộng hành - Ảnh 8.

Những ngày tháng 12 cũng là thời điểm Facebook nỗ lực hết sức để chứng minh trách nhiệm của mình với thông tin được chia sẻ. Trước đó, việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ càng khiến Facebook bị giới truyền thông, vốn đã có nhiều mâu thuẫn về lợi ích với nền tảng mạng xã hội này, để mắt đến. Tin tức giả mạo trở thành điểm yếu chết người của mạng xã hội lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, bản thân Facebook không chính thức thừa nhận những cáo buộc liên quan tới tin tức giả mạo trên nền tảng này. Thậm chí, bản báo cáo của Zuckerberg cho rằng tin tức giả mạo chỉ chiếm một phần nhỏ số tin tức trên Facebook đã gặp phải sự phản ứng của nhiều người, bao gồm nhà nghiên cứu bảo mật Renée DiResta. Trong nhiều năm, DiResta đã nghiên cứu cách thức thông tin sai lệch lan truyền trên Facebook và cô tỏ ra rất phẫn nộ khi nghe những gì Zuckerberg tuyên bố.

Hai năm bầm dập của Mark Zuckerberg: Tin tức giả mạo làm rúng động thế giới, Facebook bị “đánh hội đồng” (kỳ 3)

Linh Anh

Hương Xuân

WIRED

Theo Trí Thức Trẻ2/3/2018

Bài viết mới