Kỳ 1: Đốm lửa chờ bùng cháy
Kỳ 2: Hiểm họa rình rập Facebook vì khát vọng bá quyền ngành công nghiệp tin tức
Không lâu sau vụ việc, Zuckerberg đến Sun Valley, Idaho dự sự hội nghị thường niên được tổ chức bởi tỷ phú Herb Allen. Đây là nơi các ông trùm gặp nhau và lập kế hoạch mua lại công ty của nhau. Murdoch và Robert Thomson, CEO của News Corp, cũng có mặt ở đó và họ tỏ ra không hài lòng với Facebook và Google, hai gã khổng lồ công nghệ đã chiếm gần như toàn bộ thị phần quảng cáo kỹ thuật số và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng và hiện hữu với báo chí.
Theo những nguồn thạo tin, hai nhà lãnh đạo News Corp đã cáo buộc Facebook thay đổi thuật toán cốt lỗi của mình mà phớt lờ sự tư vấn của các đối tác truyền thông, gây ra sự hủy diệt theo ý của Zuckerberg. Nếu Facebook không cung cấp dịch vụ tốt hơn cho ngành công nghiệp xuất bản, họ sẽ phản đòn và có thể chấp dứt hợp tác. Những gì News Corp đã làm với Google ở châu Âu có thể là bài học cho Facebook ở Mỹ.
Facebook sợ News Corp có thể thúc đẩy một cuộc điều tra chống độc quyền từ chính phủ Mỹ hoặc buộc Facebook phải chịu trách nhiệm pháp lý với những nội dung trên đó. Ngoài ra, các nhà điều hành Facebook còn lo sợ Murdoch có thể sử dụng quyền lực trong lĩnh vực truyền thông để ra một loạt bài phê bình công ty. News Corp thực sự là một thế lực đáng sợ.
Trở về từ Sun Valley, Zuckerberg nói với các nhân viên rằng mọi việc đã thay đổi dù nhà đồng sáng lập không từ bỏ mục tiêu kiếm tiền từ tin tức. Facebook xây dựng một đội ngũ chuyên gia, chuyên thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với ngày công nghiệp tin tức. Họ cũng cần tìm giải pháp để thỏa mãn vấn đề tài chính của các nhà xuất bản khi họ chi nhiều triệu USD sản xuất tin bài nhưng đối tượng hưởng lợi chính lại là Facebook.
Tuy nhiên, các cuộc đối thoại kết thúc trong bế tắc. Dẫu vậy, Facebook cũng trở nên chu đáo hơn trong lĩnh vực này. Facebook cũng lập ra nhóm Các chủ đề gây sốt nhưng sau đó lại tìm cách loại bỏ họ bằng thuật toán, điều khiến mạng xã hội này trở thành mục tiêu công kích.
Tháng 2/2016, cùng với sự thất bại của nhóm Các chủ đề gây sốt, Roger McNamee là một trong những người đầu tiên ở Facebook phát hiện ra vấn đề liên quan tới tin tức giả mạo. McNamee, một trong những người đầu tư sớm vào Facebook, đã phát hiện ra những điều bất thường liên quan đến chiến dịch tranh cử của Thượng nghị sĩ Bernie Sanders. Tuy nhiên, McNamee không nói với ai về điều đó và bản thân Facebook cũng không nhận thấy gì bất thường.
Thay vào đó, Facebook dành của mùa xuân năm 2016 để chống lại cáo buộc gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ theo một cách hoàn toàn khác. Khi những bài báo về nhóm nhân viên bị sa thải vì tiết lộ thông tin nội bộ thổi bùng lên sự quan tâm của dư luận, bao gồm cả việc không ủng hộ ứng viên Donald Trump của đảng Cộng hòa, Thượng nghị sĩ John Thune của bang South Dakota đã gửi thư đến Facebook. Trong vai trò Chủ tịch Ủy ban Thương mại Thượng viện Mỹ, ông Thune muốn Dacebook giải trình về những cáo buộc thiên vị ngay lập tức.
Bức thư của ông Thune đưa Facebook vào diện cảnh báo cao. Công ty nhanh chóng điều các nhân viên cao cấp tới Washington D.C để gặp đội của ông Thune trước khi gửi bức thư dài 12 trang để giải thích rằng những cáo buộc trên báo giới phần lớn không chính xác. Cùng với đó, Facebook cũng nhanh chóng thiết lập mối liên hệ với những người Cộng hòa và mời tới trụ sở của công ty cả cố vấn chiến dịch tranh cử của ông Trump. Kéo theo đó, News Feed cũng đã được sửa đổi để hiển thị ưu tiên những bài đăng từ bạn bè và gia đình.
Sau lần vấp ngã, Facebook đã trở nên thận trọng hơn trước những tin tức bảo thủ. Nó đã nếm trái đắng một lần và không muốn phạm lại sai lầm cũ. Facebook cũng muốn tránh xa khỏi cuộc đua chính trị của nước Mỹ nhưng dường như đã quá muộn.
Trong khi những vấn đề phát sinh và cuộc chiến giữa Facebook và ngành công nghiệp truyền thông đang vô cùng nóng bỏng, đội ngũ vận động tranh cử của ông Donald Trump vẫn âm thầm sử dụng Facebook như một công cụ hiệu quả. Trong khi Twitter được dùng để liên lạc trực tiếp với người ủng hộ và phản pháo giới truyền thông, Facebook được dùng để quảng bá các chiến dịch tranh cử một cách trực tiếp và hiệu quả.
Vào mùa hè năm 2016, khi cuộc đua vào Nhà Trắng đang rất nóng bỏng, đội ngũ vận động tranh cử trên nền tảng kỹ thuật số của ông Trump cũng gặp phải những thách thức. Một trong số đó là sự cạnh tranh từ đội ngũ của bà Hillary Clinton, người đã tuyển mộ được Eric Schmidt làm cố vấn. Schmidt là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quảng bá thông tin trên Google.
Về phần mình, đội ngũ của ông Trump được dẫn đầu bởi Brad Parscale, người nổi tiếng nhờ xây dựng trang web cho quỹ của Eric Trump, người con trai cả của tỷ phú New York. Tuy nhiên, ở năm 2016, bạn không cần kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật số để thúc đẩy cuộc đua vào Nhà Trắng. Bạn chỉ cần khéo léo khi sử dụng Facebook.
Trong suốt mùa hè, đội của ông Trump đã biến nền tảng này thành phương tiện chính để gây quỹ. Cung cấp những tiêu chí của đối tượng tiềm năng, bộ lọc của Facebook sẽ giúp họ xác định đúng đối tượng và truyền thông điệp quảng cáo trực tiếp tới họ. Những thông điệp của ông Trump cũng vì thế mà nhận được rất nhiều lượt tán dương, đi kèm với số tiền gây quỹ khổng lồ.
Trong khi đó, những thông điệp của bà Clinton gần như vắng bóng trên Facebook. Dù không ít người dùng Facebook mong bà Clinton chiến thắng nhưng rõ ràng ông Trump đã khai thác nền tảng này tốt hơn. Nếu gọi ông Trump là ứng viên dựa trên nền tảng Facebook, bà Clinton sẽ là ứng viên dựa trên nền tảng LinkedIn.
Cũng trên Facebook, những thông tin giả mạo có lợi cho ông Trump và bất lợi cho các đối thủ cũng được lan truyền một cách mạnh mẽ. Một trong số đó là thông tin Giáo hoàng ủng hộ ông Trump với gần 1 triệu bình luận, vừa đồng tình, vừa phản đối. Những câu chuyện khác nói cựu đệ nhất phu nhân Clinton bán vũ khí cho IS hay một nhân viên FBI có liên quan tới bê bối email của bà Clinton đột tử cũng được lan truyền mạnh mẽ dù hoàn toàn không chính xác.
Một số tin tức trong số đó xuất phát từ nước ngoài và tới với các cử tri Mỹ nhờ tiền quảng cáo trên Facebook. Cuối chiến dịch tranh cử, những câu chuyện giả mạo, sai sự thật trên Facebook có nhiều lượt tương tác hơn những câu chuyện thực.
Còn nữa…!
Theo Trí Thức Trẻ1/3/2018