Hạ tầng bứt phá, đất phía Tây Hà Nội được kỳ vọng tăng giá

Giữa tháng 6/ 2018, tại Hội nghị về thu hút đầu tư của Thành phố, Hà Nội đã và đang lấy lại sức hút mạnh mẽ với nhà đầu tư. Đã có tới 71 dự án với tổng số vốn hơn 400 nghìn tỷ đồng được chấp thuận.

Đáng chú ý, 90% số vốn đầu tư kể trên nhắm vào lĩnh vực bất động sản.Trong đó, phía Tây của Thủ đô tiếp tục là một trong các “điểm nóng” đầu tư. Và thực tế với chính sách mở rộng các tuyến đường giao thông, tăng khả năng kết nối đã và đang tiếp tục được triển khai, khu Tây Hà Nội hứa hẹn càng nhiều tiềm năng và cơ hội.

Sóng “hạ tầng” chưa dứt

Khoảng một thập kỷ trước, khó có thể hình dung ra diện mạo đô thị của vùng đất phía Tây lại có sự thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ như hiện nay. Từ một cửa ngõ Thủ đô còn hạn chế về kết nối tới các khu vực trung tâm thành phố, hàng loạt trục đường chính đã được đầu tư và cải tạo, mở rộng, nơi đây nhanh chóng trở thành một “trung tâm mới” của Hà Nội.

Trong các trục đường mới được phát triển phải kể đến trục đường Đại Lộ Thăng Long, Lê Văn Lương kéo dài – Tố Hữu, Lê Trọng Tấn (Hà Đông), đường Trung Văn kết nối Mễ Trì – Mỹ Đình.

Cùng với đó trục vành đai 3,5 và cầu Thượng Cát; trục đường Tây Thăng Long kết nối khu Tây Hồ Tây với huyện Đan Phương; chạy song song Quốc lộ 32; hay Quốc lộ 70 nối từ Nhổn tới Đại lộ Thăng Long, chạy qua huyện Hoài Đức cũng đang được triển khai xây dựng, mở rộng lên tới 4 làn xe.

Hạ tầng bứt phá, đất phía Tây Hà Nội được kỳ vọng tăng giá - Ảnh 1.

Tuyến búyt nhanh BRT kết nối phía Tây với trung tâm, là”điểm hút” BĐS khu Tây

Đáng chú ý, phía Tây cũng là khu vực duy nhất trên địa bàn Hà Nội tập trung toàn bộ các hệ thống giao thông công cộng hiện đại của thành phố. Bao gồm tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, Nhổn – ga Hà Nội đang dần hoàn thiện. Tuyến xe buýt nhanh BRT Yên Nghĩa – Kim Mã qua trục Tố Hữu đã đi vào hoạt động…

Cuối năm 2017, Hà Nội mở Tuyến buýt 107, kết nối khu vực trung tâm thành phố với các vùng lân cận phía Tây. Tuyến buýt 107 chạy từ Kim Mã theo trục đại lộ Thăng Long hướng qua khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc và điểm cuối tại làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam. Sự mở mới này, giúp cho việc di chuyển ra vào nội đô được dễ dàng và thuận tiện hơn.

Chưa kể, thông tin huyện Hoài Đức được nâng cấp lên quận vào năm 2020, cũng sẽ mở ra rất nhiều cơ hội, bàn đạp giúp cơ sở hạ tầng khu vực ngày càng được hoàn thiện, phát triển.

Nhà đất quanh các trục đường lớn thêm phần sôi động

Nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng, những nhà đầu tư bất động sản đã nhanh nhạy phát triển hàng loạt các dự án căn hộ, nhà phố, biệt thự.

Từ 2010 đến nay, khi các tuyến đường lớn hoàn thành, rất nhiều dự án cao ốc và biệt thự, nhà phố của các chủ đầu tư như Nam Cường, Hải Phát, Geleximco, Vinaconex, Vingroup… mọc lên như nấm.

Trên trục đường Tố Hữu là cuộc đua song mã của 2 tập đoàn lớn là Nam Cường và Hải Phát, với hàng loạt dự án đua nhau mọc lên. Cuộc đua song mã không chỉ làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt mà còn cả nhịp sống của tuyến đường.

Trục Lê Trọng Tấn Hà Đông, với điểm nhấn khu đô thị Geleximco Lê Trọng Tấn cùng dãy nhà mặt phố đặc biệt cho dân đầu tư. Đây là dự án nhà phố thương mại sáng giá, định vị một khái niệm chuẩn về loại hình kinh doanh mới, đang nóng dần lên tại khu vực này.

Hạ tầng bứt phá, đất phía Tây Hà Nội được kỳ vọng tăng giá - Ảnh 2.

Những dãy nhà phố tại các khu đô thị mới phía Tây đang thu hút được nhà đầu tư. Nguồn ảnh: KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn.

Theo quy hoạch đến 2025, khu Tây sẽ trở thành trung tâm tri thức và công nghệ cao của Hà Nội. Bên cạnh quận Từ Liêm và quận Hà Đông, Hoài Đức cũng đang vươn lên như một điểm sáng đầu tư của khu vực với biên độ tăng giá ghi nhận từ 10 – 20%.

Riêng với giá đất, ở một số khu như mặt tiền đường Đại Lộ Thăng Long, Tố Hữu, Lê Trọng Tấn Hà Đông có mức độ tăng giá khá cao.

Trong khi đó, tại khu vực đường Lê Trọng Tấn – tuyến đường nằm trong vành đai 3,5 với rất nhiều tiện ích, nổi bật như Aeon Mall Hà Đông, Vinhomes Thăng Long, công viên Thiên Đường Bảo Sơn…, giá đang được kì vọng sẽ tăng như khu vực đường Cổ Linh cạnh Aeon Mall Long Biên trước đây.

“Tại thời điểm hiện tại, đất nền gần Aeon Mall Hà Đông có giá tăng 15 – 30% so với cuối năm 2017” – Bộ phận kinh doanh của Công ty CP Bất động sản Hải Phát cho biết.

Theo nghiên cứu của CBRE Việt Nam, giá biệt thự và liền kề trên thị trường thứ cấp trong Q2/2018 ghi nhận mức tăng 4% so với quý trước, đạt mức 3.644 USD/m2. Chủ yếu các dự án tăng giá đến từ khu vực phía Tây tại một số khu vực như Hà Đông, Nam Từ Liêm.

GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho rằng: “Khu vực phía Tây Hà Nội được quy hoạch, dự kiến chỉ trong 1 năm tới sẽ hoàn thành cơ sở hạ tầng giao thông tương đối đồng bộ sẽ là điều kiện tạo ra sức hút lớn đầu tư các dự án BĐS”.

Có thể nói, với sự phát triển của hạ tầng, BĐS khu Tây đã, đang và tiếp tục trở thành điểm nóng đầu tư với kế hoạch “bung hàng” của một loạt các chủ đầu tư.

Bài viết mới