Giảm cholesterol với những phương pháp tự nhiên đơn giản, ngăn chặn bệnh tim mạch

Cholesterol tăng cao được cho là nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh tim mạch và đột quỵ. Ngoài ra, chất này còn kích thích niêm mạc mạch máu, làm xơ cứng động mạch. Dưới đây là một số thực phẩm tự nhiên giúp bạn khắc phục tình trạng này:

Cholesterol tăng cao được cho là nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh tim mạch và đột quỵ.

Cholesterol tăng cao được cho là nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh tim mạch và đột quỵ.

Thực phẩm giàu vitamin B3

Còn được biết đến với tên gọi là niaxin, loại vitamin này có khả năng giảm lượng cholesterol nhanh chóng. Mona Gohara, dược sĩ kiêm bác sĩ đa khoa tại Đại học Yale, New Haven (Mỹ) cho hay, niaxin có thể làm giảm lượng cholesterol LDL có hại xuống 10 – 20% và chất béo trung tính từ 20 – 50%. Loại vitamin này còn tham gia vào quá trình sản sinh cholesterol HDL có lợi và cải thiện chứng xơ vữa động mạch hiệu quả.

Lá atisô

Debby Herbenick, nhà dược sĩ học kiêm tư vấn viên y khoa tại Đại học Indiana (Mỹ) cho biết, lá atisô có khả năng kiểm soát cholesterol hiệu quả. Bằng việc hạn chế tổng hợp cholesterol, các sản phẩm chiết xuất từ atisô có thể đảm bảo loại chất này luôn duy trì ở mức độ thấp trong cơ thể.

Ngoài ra, atisô còn chứa hợp chất cynarin, có tác dụng hữu hiệu trong quá trình sản xuất mật và tăng cường tuần hoàn. Hai nhân tố này đóng góp rất lớn vào việc kiểm soát và duy trì hàm lượng cholesterol luôn ở mức độ thấp.

Atisô chứa hợp chất cynarin, là một trong những nguyên liệu tự nhiên giảm cholesterol cực tốt.

Atisô chứa hợp chất cynarin, là một trong những nguyên liệu tự nhiên giảm cholesterol cực tốt.

Mike Hoaglin, chuyên gia y khoa kiêm dược sĩ phụ trách khoa tim mạch tại Phòng cấp cứu khẩn cấp tại Bệnh viện Duke cho biết, bởi đặc tính cản trở sự hấp thụ cholesterol, chất xơ hòa tan có thể giúp kiểm soát hàm lượng cholesterol trong máu hiệu quả. Loại chất này cũng góp phần đẩy nhanh tiêu hóa, khiến cholesterol bị đào thải ra ngoài cơ thể nhanh chóng.

Theo Jacqueline Bromberg, bác sĩ kiêm nhà nghiên cứu y khoa tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ), chất xơ hòa tan có nhiều trong những loại bột yến mạch, lúa mạch. Chúng cũng xuất hiện nhiều trong các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu xanh và trái cây như táo, mận và quả mọng. Nếu không phải tín đồ của những loại thực phẩm trên, hãy tìm cách bổ sung chất xơ từ rau, củ, quả như cà rốt, cải brussel, bông cải xanh và khoai lang.

Chất xơ hòa tan có thể giúp kiểm soát hàm lượng cholesterol trong máu hiệu quả.

Chất xơ hòa tan có thể giúp kiểm soát hàm lượng cholesterol trong máu hiệu quả.

Chất béo thực vật

Stanols và sterols là những hợp chất từ thực vật được sử dụng để chiết xuất chất béo. Nhờ có cấu trúc tương tự với cholesterol, loại chất này có thể đánh lừa ruột rằng đã tiếp nhận đủ cholesterol mà không hấp thụ thêm nữa. Harmony R. Reynolds, dược sĩ kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề tim mạch tại Tổ chức Y khoa Langone NYU tại New York (Mỹ) cho biết, stanols tuy làm giảm đáng kể cholesterol gây hại LDL nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến các cholesterol có lợi HDL.

Các thực phẩm hữu ích khác:

Policosanol – Hỗn hợp cồn được chiết xuất từ sáp mía, mầm lúa mì, cám gạo hoặc sáp ong.

Gạo nấm men đỏ.

Coenzyme Q10 (coenzyme E10 Ubidecarenon).

Tỏi.

Pantethine.

Ăn nhiều tói cũng giúp giảm cholesterol hiệu quả.

Ăn nhiều tói cũng giúp giảm cholesterol hiệu quả.

Ai là người cần giảm cholesterol?

Chỉ số cholesterol được đánh giá dựa trên tỉ lệ cholesterol LDL, cholesterol HDL cholesterol và tổng lượng cholesterol. Thông thường, những người sở hữu các đặc điểm đưới đây cần đặc biệt chú ý kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể:

Những người mắc bệnh tiểu đường .

Những người hút thuốc.

Những người bị huyết áp cao.

Những người sở hữu hàm lượng cholesterol có lợi HDL thấp.

Những người có tiền sử bệnh tim.

Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên.

(Nguồn: Curejoy)

Lời “vàng” của giáo sư tim mạch: Muốn tránh cái chết quá sớm thì hãy làm ngay việc này!

Bài viết mới