Dữ liệu từ cơ quan này cho thấy lần đầu tiên trong năm 2018, giá hàng hóa nông sản thực phẩm quốc tế giảm trong tháng 6, khi căng thẳng thương mại ảnh hưởng đến thị trường, ngay cả khi triển vọng sản xuất toàn cầu giảm.
Cụ thể, chỉ số giá thực phẩm của FAO đạt trung bình 173,7 điểm trong tháng 6, giảm 1,3% so với tháng 5.
Sự sụt giảm này chủ yếu là do giá lúa mì, ngô và dầu thực vật (kể cả dầu được chiết xuất từ đậu nành) giảm; trong đó, chỉ số giá ngũ cốc giảm 3,7% trong tháng.
Tương tự, chỉ số giá dầu thực vật giảm 3,0% so với tháng 5 xuống mức thấp nhất trong 29 tháng. Giá dầu cọ, đậu tương và dầu hướng dương đều giảm.
Căng thẳng thương mại tăng cao giữa Hoa Kỳ và các đối tác thương mại của mình, đặc biệt là Trung Quốc, đã ảnh hưởng tới giá xuất khẩu của Mỹ mà dẫn đầu bởi đậu tương. Việc đồng USD mạnh tiếp tục gây áp lực giảm giá sâu hơn.
Cùng xu hướng đó, chỉ số giá sữa giảm 0,9% do mức giá thấp hơn đối với phô mai.
Tuy nhiên, chỉ số giá thịt lại tăng nhẹ 0,3% so với tháng 5, được dẫn dắt bởi giá trị thịt bò và thịt lợn tăng.
Đồng thời, chỉ số giá đường tăng 1,2% sau 6 tháng giảm liên tiếp, chủ yếu do lo ngại thời tiết khô hạn ở Brazil – quốc gia sản xuất và xuất khẩu đường lớn nhất thế giới – sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng mía.
Cũng với các dữ liệu nêu trên, FAO cũng cập nhật dự báo sản lượng ngũ cốc thế giới trong năm nay, hiện đã chốt ở mức 2586 triệu tấn, thấp hơn 64,5 triệu tấn, tương đương giảm hơn 2,4% so với mức sản lượng kỷ lục năm 2017.
Dự báo mới được đưa ra trong Tóm tắt Cung cầu ngũ cốc của FAO lần này thấp hơn 24 triệu tấn so với dự báo của FAO trong tháng trước, phần lớn phản ánh triển vọng sản lượng thấp hơn đối với lúa mì ở Liên minh châu Âu ;lúa mì và ngũ cốc ở Liên bang Nga và Ukraine.