Già hóa dân số không đồng đều – “Quả bom” đe dọa Trung Quốc

Triết gia người Pháp Auguste Comte từng nói “Sự phân bố dân cư của một đất nước quyết định vận mệnh của đất nước đó”. Nếu điều đó là đúng thì Trung Quốc có nhiều vận mệnh khác nhau. Sau 30 năm thực hiện chính sách một con (hiện đã được nới lỏng), tỷ lệ sinh của Trung Quốc hiện ở mức thấp một cách đặc biệt: 1,2 theo cuộc điều tra dân số năm 2010. Tỷ lệ sinh phản ánh số con trung bình mà 1 phụ nữ kỳ vọng có thể sinh trong suốt cuộc đời của mình. Nếu con số này dưới 2,1 thì dân số sẽ giảm trong thời gian dài, trừ phi được bù đắp lại bằng số lượng người nhập cư.

Chuyện tỷ lệ sinh giảm xuống mức đáng báo động đã ít nhất được đề cập đến. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại và gần như chưa được nhận ra ở Trung Quốc là tình trạng không đồng đều. Giống như có tỉnh nghèo tỉnh giàu, tỷ lệ sinh ở các tỉnh cũng khác nhau rất nhiều.

Nhìn chung thì Trung Quốc có quá ít người trẻ tuổi so với quy mô của các thế hệ lớn tuổi hơn, điều này có nghĩa là sẽ không đủ nhân lực để chu cấp cho người già và trẻ em của họ trong tương lai. Nhưng một số khu vực sẽ gặp khó khăn về già hóa dân số sớm hơn các khu vực khác và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế và ổn định khu vực.

Nơi có tỷ lệ sinh thấp nhất là Bắc Kinh, chỉ ở mức 0,71 theo số liệu thống kê năm 2010. Tỷ lệ sinh cao nhất là ở Quảng Tây, có tỷ lệ sinh là 1,79. Dù cả hai đều thấp hơn mức tối thiểu, mức sinh của Quảng Tây còn cao gấp 2,5 lần so với lần Bắc Kinh.

Mức độ giảm dần

Trên thực tế, đã có sự chênh lệch ngay trong quá trình thực thi chính sách 1 con. Các dân tộc thiểu số chẳng hạn như người Tây Tạng hoặc người Duy Ngô Nhĩ (nhóm đông nhất tại tỉnh Tân Cương phía tây) không bị áp dụng chính sách này. Các dân tộc thiểu số (chiếm 8% dân số cả nước) sống ở thành thị thường được phép có 2 con 3 -4 con ở khu vực nông thôn. Ngoài ra ở hầu hết các vùng nông thôn tất cả mọi người kể cả người Hán đều được phép có 2 con.

Kết quả là Trung Quốc có bốn mức tỷ lệ sinh khác nhau như bản đồ dưới đây:

Tỷ lệ sinh (%) tại Trung Quốc năm 2010

Tỷ lệ sinh (%) tại Trung Quốc năm 2010

1. Các khu vực có mức sinh cực kỳ thấp (tỷ lệ dưới 1). Đây là 3 thành phố lớn Bắc Kinh, Thượng Hải và Thiên Tân và ba tỉnh ở phía Đông Bắc, đôi khi là Mãn Châu nơi chính sách 1 con được áp dụng chặt chẽ nhất. Với tổng số dân là 170 triệu người.

2. Khu vực có mức sinh từ 1 đến 1,29. Khu vực này bao gồm các tỉnh nằm trên bờ biển đông dân cư của Trung Quốc, cũng như lưu vực Tứ Xuyên lớn ở phía tây Trung Quốc. Đây là những nơi tốc độ đô thị hóa nhanh chóng sau năm 1980, vì vậy có ít người ở nông thôn. Đây là khu vực có số lượng dân cư lớn nhất với khoảng 600 triệu người.

3. Các tỉnh có mức sinh từ 1,3 đến 1,49 bao gồm Hà Nam, Hồ Nam và An Huy. Khu vực này cũng đông đúc dân cư (tổng cộng là 460 triệu người) và chủ yếu là người Hán nhưng có ít người ở thành thị hơn: hơn một nửa dân số của Hồ Nam và An Huy là nông thôn. Nhóm này cũng bao gồm một số tỉnh có nhiều người dân tộc thiểu số như Ninh Hạ, ở phía tây bắc là người Hồi giáo.

4. Khu vực có tỷ lệ trên 1,5 có xu hướng cả ở nông thôn và một lượng lớn các dân tộc thiểu số chẳng hạn như Quảng Tây. Những khu vực này có tổng số dân cư là 116 triệu người.

Chính sách một con được thực thi không đồng đều

Vì chính sách một con đã có hiệu lực rất lâu nên sự khác biệt về tỷ lệ sinh đã trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng sâu sắc. Ví dụ các tỉnh có mức sinh thấp thường có nhiều bé trai hơn bé gái. Trên toàn quốc sự mất cân bằng giới tính đã giảm đi phần nào từ năm 2000, với tỷ lệ giảm từ 121 bé trai trên 100 bé gái năm 2005 xuống còn 114 trong năm 2015. Nhưng ở phía Đông Bắc tình hình gần như không được cải thiện.

Tỷ lệ sinh không phải là yếu tố duy nhất làm số dân của các tỉnh tăng theo các hướng khác nhau. Sự di dân của hơn 245 triệu công nhân từ các khu vực nghèo, nông thôn đến những thành phố đang bùng nổ cũng làm tăng tỷ lệ sinh ở một số nơi và giảm ở các khu vực khác.

Trong thập kỷ trước năm 2010, dân số của Trùng Khánh một tỉnh lớn nằm ở phía Tây đã giảm 2 triệu người (tương đương 6%); ở Tứ Xuyên đã giảm 3 triệu người. Số ca sinh đã vượt qua số ca tử vong ở cả hai nơi trong suốt thời gian này, do đó đáng lẽ số lượng dân cư đã được bù đắp. Cai Young thuộc Đại học North Carolina tính rằng có hơn 10 triệu người Tứ Xuyên và gần đó đã rời đi.

Tốc độ di cư và tỷ lệ sinh ở các địa phương khác nhau có nghĩa là các tỉnh đang già đi với các tốc độ khác nhau. Độ tuổi trung bình trên toàn quốc tăng từ 25 vào năm 1990 lên 35 trong năm 2010; và đã tăng lên 37 vào năm 2016. Tuy nhiên, ba tỉnh miền Đông Bắc đều già hơn nhiều so với mức trung bình. Tại Liêu Ninh tuổi trung bình đạt 39,2 trong năm 2010, giống như Nga. Ngược lại, tuổi trung bình ở Tây Tạng tỉnh trẻ nhất là 27,8, giống như Ấn Độ.

Ở trung Quốc, trợ cấp lương hưu là một phần trách nhiệm tại các tỉnh. Giá trị lương hưu về cơ bản được ấn định trên toàn quốc, nhưng các tỉnh quy định mức đóng góp của họ, quản lý số tiền thu được và phân phối tiền trợ cấp. Gánh nặng nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng dân cư tại tỉnh đó. Tỉnh nào càng có tỷ lệ sinh thấp, tỷ lệ người phụ thuộc (số lượng người về hưu so với số người làm việc) càng tăng nhanh. Ở Quý Châu và Vân Nam tỷ lệ này vẫn giảm nhưng tại Bắc Kinh nó đã tăng hơn 4% trong khoảng tử năm 2010 đến năm 2015 và cao hơn mức bình quân toàn quốc.

Các thành phố khổng lồ như Bắc Kinh, Thượng Hải và Thiên Tân có mức sinh cực kỳ thấp và tỷ lệ phụ thuộc tăng lên nhanh nhưng vẫn có thể thu hút được công nhân trẻ vì những công việc được trả lương cao nhất Trung Quốc đều tập trung ở đó. Kết quả là dữ liệu về dân số cho thấy dân số ở ba thành phố này vẫn còn rất trẻ. Ba thành phố này có tốc độ tăng trưởng dân số nhanh nhất với mức tăng khoảng 3% mỗi năm trong giai đoạn 2000 – 2010 chủ yếu nhờ vào số lượng người di cư. Do người di cư phần lớn là người trẻ nên độ tuổi trung bình của các thành phố tăng tương đối thấp. Các thành phố cũng phong phú các dịch vụ như bệnh viện, dịch vụ xã hội và trường học nên có thể giải quyết được các vấn đề xã hội.

Các tỉnh có mức sinh cao và di cư ra nước ngoài nhiều thì ngược lại. Hải Nam là một hòn đảo nhiệt đới xa về phía Nam. Nó có mức sinh cao (theo tiêu chuẩn của Trung Quốc) và ổn định. Tuy nhiên đây là một trong những tỉnh nghèo nhất Trung Quốc và dân số đang già đi, chủ yếu là vì hàng trăm ngàn công nhân từ Đông Bắc đang nghỉ hưu ở đó. Dịch vụ y tế của nó đang đi xuống dưới áp lực lớn từ dân số.

Kế hoạch hồi sinh vùng Đông Bắc

Xem xét đến sự hội tụ của tất cả xu hướng này, hãy cùng so sánh hai vùng phía Đông Bắc và Quảng Đông. Phía Đông Bắc là vành đai khai khoáng của Trung Quốc nơi chứa các mỏ than cạn kiệt và các nhà máy thép đổ nát. Vùng này đã có tỷ lệ sinh thấp trong nhiều thập kỷ và giảm suống dưới mức cho phép từ năm 1982, trước cả khi Trung Quốc bắt đầu chính sách 1 con. Nới đây chính sách 1 con được thực hiện đặc biệt chặt chẽ vì nền kinh tế chịu sự chi phối bởi nhiều doanh nghiệp nhà nước. Những người có con thứ 2 sẽ bị mất việc làm. “Ai có thể mạo hiểm với nó?” một cựu công nhân thép hỏi. Lương của khu vực này được sử dụng để thu hút người nhập cư từ các nơi khác của Trung Quốc. Nhưng từ năm 2000 khi nghành công nghiệp hạng nặng gặp rắc rồi dân số ở đây đã suy giảm 2 triệu người.

Năm ngoái một loạt các bài báo trên tờ China Business News một tờ báo nhà nước đã nêu lên các mức độ khác nhau về vấn đề già hóa dân số trong khu vực. Ở Trung Quốc nói chung tỷ lệ cứ 2,9 lao động thì có một người về hưu. Tại Liêu Ninh chỉ có 1,8, tại Cát Lâm 1,5 và ở Hắc Long Giang chỉ có 1,3. Tỷ lệ công nhân trẻ của Trung Quốc (từ 20 đến 39) giảm từ 10% năm 1982 xuống còn 8% năm 2010. Zhou TianYong của Trường Trung ương Đảng Bắc Kinh cho biết việc thiếu lao động trẻ tuổi của khu vực là nỗi lo lớn nhất của ông. Chính phủ có một chính sách lớn để giúp đỡ khu vực này gọi là “Kế hoạch hồi sinh vùng Đông Bắc”, nhưng trong các bài báo cuộc khủng hoảng về nhân công trong khu vực không bao giờ được nhắc đến.

Bây giờ so sánh với Quảng Đông ở đầu bên kia, bên cạnh Hồng Kông. Tỉnh lớn nhất Trung Quốc này với dân số 108 triệu người cũng đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng. Tỷ lệ sinh của Quảng Đông được báo cáo là 1 trong năm 2010, nhiều hơn so với các tỉnh ở phía Đông Bắc nhưng vẫn ở mức báo động thấp. Tuy nhiên giai đoạn 2000 – 2010 dân số ở đây tăng nhanh hơn so với bất kỳ tỉnh nào khác ngoại trừ 3 thành phố lớn. Độ tuổi trung bình của Quảng Đông thấp hơn 5 năm so với các tình ở phía Đông Bắc. Cứ 9,7 công nhân thì có một người về hưu, gấp hơn 3 lần so với mức trung bình của quốc gia, giúp tiết kiệm tiền cho các quỹ hưu trí nhiều hơn bất kỳ tỉnh nào khác.

Trong khi Bắc Kinh và Thượng Hải đang cố gắng để hạn chế người nhập cư thì Quảng Đông lại đang cố thu hút lao động mới. Con cái của người lao động dễ dàng ghi danh vào các trường học địa phương (nơi khác phải có hộ khẩu). Quảng Đông cũng khuyến kích tất cả mọi người, kể cả người nhập cư, tham gia các chương trình bảo hiểm xã hội ở địa phương. Vào giữa tháng Bảy thủ phủ của tỉnh Quảng Đông cho biết họ sẽ cho phép con cái của những người di cư khá giả thuê những căn nhà để tiếp cận các trường học với tư cách chủ nhà địa phương. Điều này cải thiện đáng kể vì hầu hết người đi thuê trọ họ không sở hữu nhà ở của họ.

Nhưng không giống như Quảng Đông, các cơ quan thẩm quyền của Trung Quốc đã quá chậm trễ trong việc nhận ra vấn đề suy giảm nguồn nhân lực. Kết quả mức sinh thấp, tỷ lệ già hóa tăng lên và thiếu hụt nhân công. Ba thành phố lớn có vẻ như là tương đối khỏe mạnh cũng như Quảng Đông và Chiết Giang cũng chia sẻ một vài giải pháp của họ. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều tỉnh có tỷ lệ sinh thấp, dân số đang suy giảm hoặc già đi và sự phụ thuộc gia tăng dân số đang gặp rắc rồi lớn. Điển hình là phía Đông Bắc, Tứ Xuyên và Trùng Khánh ở phía Tây và một số tỉnh thuộc nhóm thứ ba về tỷ lệ sinh chẳng hạn như An Huy.

Kết quả là phát sinh một vấn đề lớn đối với quốc gia. Ngay cả bây giờ chính phủ đã phải cứu trợ một số quỹ lương hưu ở một số tỉnh.

Già hóa dân số – Nỗi lo mới của kinh tế toàn cầu

Bài viết mới