Gay cấn cuộc đua ‘ngôi vương tài chính’ châu Á: Đại diện của Trung Quốc có phần "lép vế" so với cái tên tới từ Đông Nam Á

TIN MỚI

Trong khi Hồng Kông chịu nhiều ảnh hưởng vì chưa nới lỏng phong toả, Singapore đã chớp lấy thời cơ. Hồng Kông chỉ mới mở cửa đón khách trở lại sau 3 năm, thời gian mà nhiều hãng hàng không quốc tế ngừng cung cấp dịch vụ của họ.

Ngược lại, Singapore là một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á mở cửa biên giới sau đại dịch. Năm ngoái, Hồng Kông đã để mất vị thế sân bay bận rộn nhất khu vực vào tay Singapore.

Gay cấn cuộc đua ‘ngôi vương tài chính’ châu Á: Đại diện của Trung Quốc có phần lép vế so với cái tên tới từ Đông Nam Á - Ảnh 1.

Lần đầu tiên kể từ năm 1998, giao thông hàng không của Singapore đã vượt qua Hồng Kông.

Số liệu thống kê chuyến bay cho thấy mỗi tháng có nhiều máy bay đến Singapore hơn Hồng Kông kể từ tháng 1/2022. Lượng người đến Singapore hiện đã đạt 70% so với mức trước đại dịch, trong khi ở Hồng Kông chỉ khoảng hơn 50%.

Mặc dù đã mở cửa trở lại, tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng ở Hồng Kông đang khiến nhiều tuyến hàng không khó có thể lấy lại phong độ như trước.

Gay cấn cuộc đua ‘ngôi vương tài chính’ châu Á: Đại diện của Trung Quốc có phần lép vế so với cái tên tới từ Đông Nam Á - Ảnh 2.

Ngoại tệ đổ vào các ngân hàng Singapore, trong khi các ngân hàng Hồng Kông mất đi khoản tiền gửi nội tệ.

Khi Trung Quốc tăng cường kiểm soát lĩnh vực công nghệ, Singapore trở thành nơi hấp dẫn hơn trong mắt giới thượng lưu giàu có cùng tài sản của họ.

Theo phân tích của FT về dữ liệu ngân hàng cho thấy, kể từ giữa năm 2021, tiền gửi ngoại tệ tại Singapore đã tăng hơn 100 tỷ USD. Trong khi đó, tiền gửi ở các ngân hàng Hồng Kông thì giảm dần kể từ đầu năm 2022.

Theo công ty phân tích dữ liệu Handshakes của Singapore, số lượng văn phòng gia đình ở Singapore đã tăng từ số ít vào năm 2018 lên khoảng 1.500 vào cuối năm 2022. Để giành lại vị thế, Hồng Kông sẽ tổ chức một cuộc họp “mời riêng” một số văn phòng gia đình giàu nhất thế giới vào tháng tới.

Gay cấn cuộc đua ‘ngôi vương tài chính’ châu Á: Đại diện của Trung Quốc có phần lép vế so với cái tên tới từ Đông Nam Á - Ảnh 3.

Nhu cầu về bất động sản ở Singapore tăng lên trong khi Hồng Kông đang mất dần người thuê nhà.

Thật khó để xác định có bao nhiêu nhân viên và ngân hàng đã chuyển từ Hồng Kông đến Singapore. Một số thậm chí đã chuyển đến Singapore trước cả khi đại dịch bùng phát. Năm 2022, BlackRock đã tăng gấp đôi quy mô của văn phòng chi nhánh Singapore, trong khi ngân hàng đầu tư Wells Fargo đã chuyển chi nhánh châu Á của họ từ Hồng Kông đến Singapore vào năm 2021.

Tất cả điều này góp phần đẩy giá cho thuê ở Singapore tăng 40% trong quý IV năm ngoái so với cùng kỳ hai năm trước đó. Với 140.000 người Hồng Kông tham gia chương trình nhập cư, giá thuê nhà ở Hồng Kông trong quý IV đã giảm 10% so với mức cao nhất mọi thời đại trong quý III năm 2019.

Điều này cũng ảnh hưởng đến nhu cầu thuê văn phòng. Tỷ lệ văn phòng loại A còn trống ở trung tâm Singapore là 2,3%, trong khi ở Hồng Kông là 11,1%.

Song, sự gần gũi giữa Hồng Kông với Trung Quốc vẫn là điểm thu hút đối với các nhà đầu tư. Về hoạt động thị trường vốn, Hồng Kông vẫn vượt xa Singapore. Giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán của Hồng Kông lớn gấp 7 lần so với đối thủ.

Gay cấn cuộc đua ‘ngôi vương tài chính’ châu Á: Đại diện của Trung Quốc có phần lép vế so với cái tên tới từ Đông Nam Á - Ảnh 4.

Nền kinh tế Hồng Kông được dự đoán sẽ hoạt động tốt hơn Singapore vào năm 2023.

Trong ngành quản lý tài sản và dịch vụ tư vấn, Singapore đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với Hồng Kông. Vào năm 2021, lượng tài sản được quản lý của Singapore tăng 16%, trong khi Hồng Kông chỉ tăng 2%.

Nhưng nhìn chung, với việc Hồng Kông mở cửa trở lại, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo thành phố này sẽ tăng trưởng 3,9 % vào năm 2023, nhanh hơn Singapore với 2,3 %.

Tham khảo FT

Từ sống lay lắt qua ngày đến kiếm 2,3 tỷ đồng sau 2 năm, người đàn ông mách nhỏ công việc chỉ làm hơn 4 tiếng/ngày nhưng cực kén người

Anh Dũng

Nhịp Sống Thị Trường

Bài viết mới