Gặp idol của giới sale ô tô: Nắm tay hơn 100 đại lý, đi Rolls-Royce hàng ngày, giải trí bằng phi cơ, du thuyền

Để có được cuộc sống vương giả như thế, Taylor đang nắm giữ trong tay nhiều đại lý xe nhất tại Mỹ và có lẽ là cả trên toàn cầu, đồng thời bán khoảng 300.000 xe mỗi năm!

Vào giai đoạn cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, Terry Taylor, khi đó mới hơn 20 tuổi, đang làm việc 7 ngày một tuần tại cửa hàng bán xe cũ do mình làm chủ ở Daytona Beach, Florida, Mỹ.

Một khởi đầu có thể nói là khá khiêm tốn cho người đàn ông sở hữu sự nghiệp thành công tới mức khó tin trong lĩnh vực bán lẻ ô tô. Sử dụng xe Rolls-Royce như phương tiện di chuyển hàng ngày, đi xa bằng phi cơ riêng và giải trí bằng du thuyền, Taylor chính là mơ ước và cũng là hình mẫu học hỏi lý tưởng cho những ai sở hữu tham vọng gây dựng nên tên tuổi bằng kinh doanh ô tô.

Hiện, với khoảng 120 đại lý dưới quyền sở hữu của mình tại Mỹ, Taylor là người đàn ông nắm giữ trong tay nhiều đại lý xe nhất tại Mỹ và có lẽ là cả trên toàn cầu. Hệ thống của ông cũng phủ rộng khắp từ Florida tới Colorado và có doanh số tổng cả xe mới lẫn cũ khổng lồ: khoảng 300.000 xe mỗi năm.

Gặp idol của giới sale ô tô: Nắm tay hơn 100 đại lý, đi Rolls-Royce hàng ngày, giải trí bằng phi cơ, du thuyền - Ảnh 1.

Với những ai đã biết Taylor từ đầu, việc ông đạt được thành công là điều được dự đoán từ trước khi mục tiêu cả đời của người đàn ông mang quốc tịch Mỹ là trở thành người “tốt nhất, vĩ đại nhất, thành công nhất ở những gì mình làm”. Có thể nói, nhiệm vụ cao cả của Taylor đã hoàn thành. Ở độ tuổi 67, ông nắm trong tay gần 120 đại lý – con số thậm chí chẳng hề thua kém các doanh nghiệp hay tập đoàn có tổ chức.

Đối với nhiều người xung quanh, Terry Taylor là một con người bí ẩn. Những người quý mến Taylor thì cho rằng ông sở hữu tầm nhìn đi trước thời đại khi cho phép giám đốc quản lý các đại lý mình thâu tóm mua lại một phần cổ phần để đồng sở hữu chúng, qua đó giữ lại vị trí trước đó và có động lực cống hiến hơn. Một số khác thì lại cho rằng tính khí ông nghiêm khắc và thất thường, luôn sẵn sàng phê phán thậm tệ nhân viên hay đối tác khi họ không theo kịp tiêu chuẩn mà ông đặt ra.

Đế chế của Terry Taylor được xây dựng bằng cách tái đầu tư lợi nhuận từ hệ thống đại lý có sẵn, liên kết với đối tác phù hợp và mua lại các đại lý, cửa hàng có tên tuổi nhưng đã lỗi thời, già cỗi và làm mới chúng. Thay vì tìm kiếm cơ hội mở rộng tại các thị trường khác, ông ưu tiên việc sở hữu nhiều cửa hàng tại một thị trường nhất định riêng, ở đây là Mỹ.

Gặp idol của giới sale ô tô: Nắm tay hơn 100 đại lý, đi Rolls-Royce hàng ngày, giải trí bằng phi cơ, du thuyền - Ảnh 2.

Không ai có thể đặt lịch phỏng vấn với vị doanh nhân thành đạt này hay thậm chí cả luật sư của ông. Khi được hỏi về suy nghĩ của mình khi bị kiện vào năm 2017, ông chỉ gửi email trả lời rằng:”Tôi chỉ là một người kín tiếng điều hành một công ty tư nhân hợp tác với những đối tác tốt nhất, phù hợp nhất trong ngành công nghiệp ô tô – những người cũng muốn giữ bí mật về bản thân mình”.

Hầu hết thông tin thu thập được trong bài viết, do đó, đến từ những người thân xung quanh ông – 16 người hiểu rõ “đế chế” bí mật mà vị doanh nhân này xây dựng bên cạnh lượng thông tin ít ỏi thu thập được qua báo chí ở những bang nơi hệ thống đại lý của Taylor vận hành.

Gặp idol của giới sale ô tô: Nắm tay hơn 100 đại lý, đi Rolls-Royce hàng ngày, giải trí bằng phi cơ, du thuyền - Ảnh 3.

Ngay cả những đối tác lâu đời nhất của Taylor cũng cho biết họ chưa bao giờ được cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh tổng của hệ thống đại lý do ông nắm giữ.

Trụ sở hoạt động của Taylor – Automotive Management Services Inc (Công ty quản lý dịch vụ ô tô – AMSI) đặt tại West Palm Beach, Florida chỉ bao gồm một đội ngũ nhân sự nhất định như kế toán hay studio TV (để quay quảng cáo). AMSI sàng lọc ra các đại lý mình chú tâm đến để thực hiện thâu tóm và yêu cầu họ ký thỏa thuận giữ bí mật cho nhau, trong đó 2 yếu tố luôn được đặt lên hàng đầu là tên và số lượng đại lý mà Taylor nắm giữ.

Những người làm việc cùng Taylor cho biết đối thủ chính mà ông cẩn trọng nhất là Sonic Automotive, một hệ thống đại lý bán xe lớn khác hoạt động tại Mỹ với 112 showroom khác nhau cùng doanh số hàng năm dao động trong khoảng 260.000 xe cùng Hendrick Automotive với 98 đại lý, doanh số 205.000 xe mỗi năm.

Theo dữ liệu được tờ Automotive News thu thập, tính đến tháng 1/2016, Taylor sở hữu 97 đại lý xe khác nhau, đại diện cho 34 thương hiệu toàn cầu, trong đó có những cái tên nổi tiếng như Nissan, Ford hay FCA. Trước đó 10 năm, con số đó là 40, trước đó 10 năm nữa chỉ là 10.

Gặp idol của giới sale ô tô: Nắm tay hơn 100 đại lý, đi Rolls-Royce hàng ngày, giải trí bằng phi cơ, du thuyền - Ảnh 4.

Kể từ đó tới nay, ông đã thêm ít nhất 20 đại lý vào danh sách sở hữu của mình bằng cách mua lại hoặc bằng “điểm cống hiến” mà cách hãng xe trao cho mình. Lấy ví dụ như vào tháng 12 vừa rồi, ông mua lại 3 đại lý tại Florida thuộc 3 thương hiệu khác nhau là Toyota, Mazda và Nissan từ Penske Automotive với giá 44,7 triệu USD. Đầu năm nay, ông lại mua thêm 4 đại lý Nissan/Infiniti khác tại khu vực Nam Florida.

Các cố vấn giấu tên của Taylor cho biết ít nhất ông có 112 “đối tác”, mỗi người trong số họ sở hữu 20 tới 25% cổ phần của một (hoặc đôi lúc là một vài) đại lý khác nhau. Mật độ đại lý của Taylor phủ dày đặc nhất phía Đông Nam quốc gia này nhưng trong những năm gần đây các khu vực như Texas, Colorado hay cả New York cũng đã đều bị nhắm đến. Thậm chí từng có thời điểm doanh nhân người Mỹ nắm quyền làm chủ hàng loạt đại lý Harley-Davidson tại đây.

Nhiều nguồn tin cho rằng số lượng đại lý xe mà ông sở hữu đã gần chạm ngưỡng 150.

Gặp idol của giới sale ô tô: Nắm tay hơn 100 đại lý, đi Rolls-Royce hàng ngày, giải trí bằng phi cơ, du thuyền - Ảnh 5.

Rick Rundle, một cựu đối tác của Taylor tại đại lý Main Street Chevrolet, Florida chia sẻ rằng “ông ấy là một người rất khôn ngoan. Tôi chưa từng gặp ai có thể phân tích và nhận thấy điểm quan trọng trong một báo cáo tài chính tuyệt vời như ông ấy đã làm”.

Tuy nhiên, dù đã có 17 năm làm đối tác với Taylor, Rundle vẫn chẳng có gì để nói về ông ngoài việc ông “là một bí ẩn”.

Sở hữu dáng người gầy, nhỏ nhắn nhưng vị doanh nhân lại toát lên khí chất mạnh mẽ chi phối người khác. Đôi lúc bắt chuyện với Taylor rất dễ dàng nhưng hầu hết thời gian đầu óc ông luôn nghĩ đến công việc. Dù kín tiếng nhưng Taylor cũng rất chuộng quần áo và trang sức đắt tiền. Chiếc cốc sứ và khăn ăn lanh sử dụng trên phi cơ Gulfstream G550 của Taylor được trang trí bằng cụm từ TT làm bằng vàng, một đối tác cũ của Taylor cho biết.

Khoảng 1 năm về trước, vị doanh nhân bí ẩn đã bỏ ra tới 25 triệu USD để mua căn hộ 4 tầng trên tòa tháp Porsche Design 60 tầng lúc đó mới hoàn thiện tại một hòn đảo nhỏ gần Miami.

Gặp idol của giới sale ô tô: Nắm tay hơn 100 đại lý, đi Rolls-Royce hàng ngày, giải trí bằng phi cơ, du thuyền - Ảnh 6.

Dù sở hữu cuộc sống khá xa hoa nhưng Taylor cũng rất quan tâm tới việc làm từ thiện. Ông và vợ mình là Cindy tham dự gala Miami vào tháng 11 năm ngoái với tư cách thành viên câu lạc bộ Dream Makers Society – những người được vinh danh khi hiến tặng cho xã hội ít nhất 1 triệu USD.

Sinh ra ở California vào tháng 4/1951, Taylor chuyển tới sống tại Daytona Beach cùng bố mẹ và anh trai vào thập niên 60 nơi đại lý riêng của họ, Warren Taylor Ford ra đời. Trong thời gian học đại học, ông được “rèn giũa” bởi Roger Dean, một người bán xe Chevrolet vào thời điểm đó. Đây cũng là người thầy và người cố vấn cho Taylor. Ông mất vào năm 1999.

Vào năm 1975, Taylor vươn lên vị trí phó chủ tịch Warren Taylor Ford nhưng tham vọng làm chủ của ông bị chặn đứng khi đại lý này sau đó bị bán lại. Thay vào đó, ông mở một đại lý bán xe cũ cho riêng mình có tên Terry Taylor Motors ngay đối diện cửa hàng cũ.

Không chỉ sở hữu tham vọng khó ai sánh được, Taylor cũng luôn tận tâm với công việc của mình. Ngày làm việc của Taylor bao giờ cũng dài hơn những người khác và ông luôn có mặt 7 ngày 1 tuần tại cửa hàng của mình – vốn nằm trên con đường luôn đông đúc nối giữa Cao tốc quốc tế Daytona tới bãi biển.

Mẩu quảng cáo họ đăng tải trên báo vào năm 1976 với hình ảnh Taylor mặc áo vest ngồi trên bàn làm việc của mình khoa trương rằng họ là “đại lý bán xe cũ tốt nhất trong khu vực” với các dòng xe tốt nhất, sạch sẽ nhất. Hình ảnh được họ sử dụng quảng cáo là chiếc Malibu độ “Heavy Chevy” màu cam và chiếc AMC Gremlin mới qua một đời chủ màu xanh lá.

Gặp idol của giới sale ô tô: Nắm tay hơn 100 đại lý, đi Rolls-Royce hàng ngày, giải trí bằng phi cơ, du thuyền - Ảnh 7.

Bước sang tuổi 30, Taylor mua lại cửa hàng cũ của cha mình và đổi tên thành Terry Taylor Ford. Cách ăn mặc của ông y hệt người thầy của mình là Dean – luôn trang trọng và ông yêu cầu đội ngũ nhân viên của mình cũng vậy: áo sơ mi trắng hoặc xanh dương dài tay là một yêu cầu bắt buộc. Hình ảnh này xuất hiện ở các đại lý mà ông sở hữu cho tới nhiều năm sau.

Chỉ trong một thời gian ngắn sau đó, Taylor bắt đầu công cuộc thâu tóm lại các đại lý khác. Dù vậy, chẳng ai biết được ông kiếm đâu ra được khoản vốn cho việc đó.

“Có một giai đoạn Taylor gặp khó khăn nhưng sau đó đã vượt qua nó. Chẳng ai biết được ông ấy làm được như vậy bằng cách nào, ngay cả những người thân cận nhất cũng không”, Rundle cho biết. Theo những nguồn tin khác, Taylor đã sử dụng chiến lược vay mượn để mở rộng, phát triển và sau đó trả nợ bằng lợi nhuận.

Một thời gian sau, ông bắt đầu rút bỏ tên mình khỏi các đại lý mình sở hữu. Terry Taylor Ford từ đó đổi tên thành Gary Yeomans Ford-Lincoln, và đây cũng là triết lý tham chiếu áp dụng lên toàn bộ những đại lý về sau.

Gặp idol của giới sale ô tô: Nắm tay hơn 100 đại lý, đi Rolls-Royce hàng ngày, giải trí bằng phi cơ, du thuyền - Ảnh 8.

Trong danh sách đại lý được Automotive News công bố vào năm 2016, có 44 đại lý bán xe châu Á.

Những người làm việc cùng Taylor cho biết ông luôn có mối liên kết cực kỳ chặt chẽ với các ngân hàng tại Mỹ. Mối quan hệ giữa ông và họ cũng khá tốt bởi ông vay lớn nhưng trả đúng thời hạn. Cách Taylor tái đầu tư vào các đại lý mình sở hữu để thu lợi cao hơn về sau cũng cực kỳ quy củ và chuẩn xác.

Cuộc đại khủng hoảng kinh tế nói chung và sự đi xuống của nền công nghiệp ô tô Mỹ nói riêng gần 10 năm trước có thể là mối họa với nhiều người nhưng với Taylor, đó là cơ hội không thể tuyệt vời hơn để ông mua lại các đại lý xe khác với giá phải chăng.

Con đường thành công của vị doanh nhân cũng không thiếu những lần hục hặc với các hãng xe lớn, chẳng hạn như vụ kiện với Mercedes-Benz Bắc Mỹ vào năm 1992 khi cáo buộc hãng cố tình ngăn cản thương vụ mua-bán đại lý diễn ra. Cuối cùng ông thắng vụ kiện đó và được bồi thường 2,8 triệu USD.

Tổng kết lại, tất cả những gì ông gây dựng được đều bằng công sức và tài năng của mình. Cha ông, dù cũng từng kinh doanh ở cùng lĩnh vực, thực chất chẳng hề để lại cho con trai của mình chút nền tảng nào.

Gặp idol của giới sale ô tô: Nắm tay hơn 100 đại lý, đi Rolls-Royce hàng ngày, giải trí bằng phi cơ, du thuyền - Ảnh 9.

Bằng cách này, ông có những người có tài bên cạnh, những người có khả năng đưa ra quyết định và có khả năng mang về lợi nhuận cho công ty và cũng có động lực để cống hiến.

Mô hình của Taylor được coi là cực kỳ sáng tạo vào thời điểm đó và chính là tiền đề thúc đẩy sự tăng trưởng chóng mặt cho hệ thống đại lý mà ông làm chủ.

Dù hiếm khi xuất hiện, Taylor vẫn luôn chú ý tới nhất cử nhất động của từng đại lý, nhắc nhở họ về doanh số đạt được và thúc đẩy họ làm tốt hơn khi cần thiết. Ông nhiều lúc cũng được mô tả như người “chuyên quyền”, “tham vọng khi những gì đại lý đem lại không bao giờ là đủ” hay “đôi lúc đặt ra yêu cầu hay phí hoạt động quá cao cho đại lý”.

Kết quả tất yếu là công việc kinh doanh của Taylor luôn vấp phải tranh chấp không chỉ đến từ bên ngoài mà còn ngay trong nội bộ. Ngay trong năm 2017, Mike Petrello, một cựu giám đốc đại lý tại Ford-Lincoln Tennessee đã đệ đơn kiện AMSI việc đẩy giá dịch vụ của họ lên quá cao và không chi trả cho ông số doanh thu tương ứng với 20% cổ phần ông nắm giữ. Ở chiều ngược lại, AMSI cho biết Petrello đã vi phạm thỏa thuận không làm việc cho các đối thủ cạnh tranh khi có việc làm thêm tại một đại lý khác cách đó… 350 km. Vụ việc tới nay vẫn chưa giải quyết xong.

Trước đó, vào năm 2012, Cory Shea, một chủ đại lý nhỏ tại Nissan cho biết Taylor đã “đánh cắp” nhân lực tài năng của ông để đưa về điều hành 2 đại lý Nissan mà Taylor vừa mua lại (đồng thời cũng là đối thủ của Cory). Vụ việc cuối cùng được Taylor dàn xếp bằng tài chính. Giờ, Cory đã trở thành đối tác của Taylor.

Ở chiều ngược lại, phần đông người làm việc lâu năm với Taylor đều cho rằng dù có bất cập, sự hợp tác của họ vẫn đem lại kết quả tốt.

Một đối tác giấu tên hiện đăng nắm giữ cổ phần tại nhiều đại lý thuộc hệ thống của Taylor chia sẻ suy nghĩ rằng “Tôi nghĩ ông ấy thật tuyệt vời – chân thật và thẳng thắn. Ông ấy như người đưa đường chỉ lối cho tôi và AMSI cũng luôn hỗ trợ chúng tôi 24/7”.

Gặp idol của giới sale ô tô: Nắm tay hơn 100 đại lý, đi Rolls-Royce hàng ngày, giải trí bằng phi cơ, du thuyền - Ảnh 10.

Đối tác trên cũng cho biết ông đã tìm tới Taylor để nhờ tư vấn một vài lần và ông luôn nhận được sự trợ giúp trực tiếp từ vị doanh nhân. Ngay cả khi 2 người không tìm được tiếng nói chung, Taylor vẫn luôn hỗ trợ ông từ phía sau.

Danh tiếng của Terry Taylor đang thu hút rất nhiều hãng xe và cả các đại lý mới thành lập hoặc nhỏ lẻ tìm đến ông. Việc “thâu tóm chiến trường” của vị doanh nhân Mỹ còn lâu mới dừng lại và ông cũng chẳng có lý do gì để làm vậy. Cả cuộc đời Taylor đã dẫn tới thời khắc này, bằng nỗ lực, bằng ý chí, bằng tài năng, bằng tham vọng và bằng sự mạo hiểm khi cần thiết.

Những điểm có thể bạn chưa biết về Rolls-Royce Cullinan

Bài viết mới