1. “Được lọc máu miễn phí còn tốt hơn là trúng sổ xố”
Năm 2008, sức khỏe tôi trở nên rất yếu do mắc bệnh viêm đa vi động mạch, một bệnh tự miễn gây suy thận nghiêm trọng. Năm 2014, chồng tôi quyết định hiến tặng một quả thận cho tôi, nhưng không được bác sĩ chuyên khoa ủng hộ. Đó như là cái kết cho câu chuyện đời tôi, rằng cuộc sống sẽ toàn có bệnh viện và bác sĩ, thay vì chỉ phải ở đây 4 tháng nếu tôi được tiếp nhận thận từ chồng.
Cho tới ngày 4/7/2014, cuộc phẫu thuật ghép thận giữa vợ chồng đã tôi diễn ra thành công ngoài mong đợi. Không nghi ngờ gì nữa, chính anh ấy đã cứu sống tôi và điều đó còn tuyệt vời hơn cả trúng số độc đắc.
Không nghi ngờ gì nữa, chính anh ấy đã cứu sống tôi và điều đó còn tuyệt vời hơn cả trúng số độc đắc.
Thật may mắn, sức khỏe cả hai vợ chồng sau phẫu thuật vẫn ổn. Thận của tôi thậm chí có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy vậy, tôi vẫn phải bơm hơn 12 lít chất lỏng chuyên biệt để giúp cho thận hoạt động. Phần chất lỏng còn sót lại có thể bị rò rỉ từ vết thương, vì vậy tôi được quấn thêm một loại băng kín hút chân không khiến chân phải của tôi sưng phồng lên rất đáng sợ.
Hành trình giành giật sự sống của chúng tôi quả không dễ dàng, nó bao gồm cả những tổn thương về thể xác lẫn tinh thần. Nhưng tôi không lấy đó làm phiền muộn, bởi so với nhiều người khác, việc được ghép thận kịp thời và được sống trở lại đã là một phép màu.
Jackie Bex, Anh
2. “Đó là một quyết định dễ dàng: Tôi có hai quả thận và dù chỉ còn một thận tôi vẫn có thể sống”
Lần hiến thận của tôi đã diễn ra thật suôn sẻ và để lại những cảm xúc không thể quên, khiến cuộc sống của tôi kể từ đó thay đổi một cách ngoạn mục. Nhất là khi trước đó, tôi hoàn toàn không có khái niệm hiến thận tự nguyện. Hành động đầy tính nhân văn ấy chỉ thực sự xuất hiện khi tôi xem một chương trình về chủ đề ấy trên BBC.
Tôi ngạc nhiên khi mình vẫn có thể hiến thận ở tuổi 63, không quá già nhưng cũng chẳng còn trẻ. Trong khi theo tôi được biết, người hiến thận trẻ nhất khi họ ở tuổi 18 và già nhất cũng hơn 80 tuổi. Quyết định hiến tặng một phần cơ thể dường như chẳng khó khăn với tôi. Nó diễn ra tự nhiên như thể tôi đang có hai quả thận, và dù chỉ có một, tôi vẫn sẽ sống tốt. Vậy tại sao không dùng nó để cứu thêm một cuộc sống khác?
Quyết định hiến tặng một phần cơ thể dường như chẳng khó khăn với tôi. Nó diễn ra tự nhiên như thể tôi đang có hai quả thận, và dù chỉ có một, tôi vẫn sẽ sống tốt.
Chính quyết định đó phần nào gây sự căng thẳng giữa tôi và gia đình cũng như bạn bè. Bởi nhiều người trong số họ, chẳng thể hiểu vì sao tôi lại tự chuốc họa vào thân. Những người khác thì hoàn toàn ủng hộ mong muốn làm điều gì đó mang tính thay đổi ngoạn mục của tôi. Sau cùng tôi vẫn thực hiện phẫu thuật, và may mắn nhận được thư cảm ơn từ người được ghép tạng của tôi.
Trong thư cô ấy nói biết ơn tôi sâu sắc, vì nhờ có tôi mà cuộc đời cô ấy đã thay đổi ra sao. Cô giải thích mình đã chạy thận trong nhiều năm trời, khiến cô không thể tìm được việc làm, cũng chẳng thể đi du lịch và sống phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình. Bây giờ, cô ấy đã trở thành người độc lập, có công việc tốt và tự do đến bất cứ nơi đâu mình muốn mà không phải “gắn bó” cả đời với máy chạy thận.
Chris Jones, một người đã nghỉ hưu sống tại Scotland
3. “Chúng tôi đã nói với nhau rằng, mình đã vô cùng may mắn nhưng cũng thật sai lầm làm sao!”
Không lâu sau khi cưới, chồng tôi Keith phát hiện ra mình mắc bệnh thận. Để cứu anh, tôi đề nghị hiến tặng thận của mình và cuộc phẫu thuật diễn ra thành công. Nhưng thật không may, máu của chúng tôi không tương thích và anh đề nghị tách huyết tương để loại bỏ các kháng thể. Vào một buổi tối năm 2010, chúng tôi được đưa vào khoa cấy ghép và thì thầm với nhau rằng, cả hai đã may mắn thế nào khi có mặt ở đây. Tuy nhiên đó lại là quyết định vô cùng sai lầm, để rồi tôi mất anh mãi mãi.
Sau ca phẫu thuật, cả hai được đưa vào phòng hồi sức nhưng tôi nhận ra thuốc giảm đau không hề có tác dụng, tôi có cảm giác như bị hàng ngàn vết cắt xé vụn thân thể mình ra vậy. Tôi đã không nghĩ nó nghiêm trọng, nên cả hai vẫn về nhà và hoan hỉ lên kế hoạch của đời mình. Keith rất vui, giờ đây anh có thể làm mọi thứ mà trước đó bị trì hoãn vì căn bệnh của mình.
Nếu không thay thận và chồng tôi phải sống dựa vào máy lọc thận đi chăng nữa, anh ấy vẫn ở bên cạnh tôi (Ảnh minh hoạ).
Một ngày nọ, anh ngất đi hai lần khiến tôi thực sự hốt hoảng. Do đó, chúng tôi quyết định gọi đến tổ chức chuyên chăm sóc những vấn đề liên quan đến thận, nơi mà chúng tôi đã tới hai lần một tuần để xin lời khuyên. Điện thoại rất lâu sau mới được kết nối, ấy vậy họ chỉ bảo anh hãy ngưng uống thuốc giảm huyết áp vào buổi sáng. Anh đã chẳng thể sống lâu, vào ngay buổi sáng kế tiếp, tôi đau đớn nhìn anh trút hơi thở cuối cùng trên tấm thảm trải sàn.
Cho đến tận bây giờ, tôi đã vô cùng hối hận khi nghĩ rằng cuộc phẫu thuật diễn ra thành công. Nếu không thay thận và chồng tôi phải sống dựa vào máy lọc thận đi chăng nữa, anh ấy vẫn ở bên cạnh tôi. Cuộc sống chỉ xoay quanh bệnh viện sẽ rất khắc nghiệt, nhưng ít ra anh ấy vẫn còn sống.
Rebecca Farwell, nhà văn và gia sư tại Norwich
4. “Tôi trở thành bác sĩ bởi động lực từ cuộc ghép tạng của chính mình”
Năm 21 tuổi tôi phát hiện mình bị viêm gan loại tự phát, điều ấy như một cú sét đánh ngang tai. Tôi sợ hãi, bất lực và tự hỏi phải đối mặt với cái chết thế nào đây. Chỉ 10% gan của tôi còn hoạt động, nên tôi quyết định sẽ thực hiện cấy ghép tạng như sự lựa chọn cuối cùng.
Trước khi ngã bệnh, tôi vừa tốt nghiệp trường Đại học Sheffield. Rời khỏi nhà và chuyển tới ở gần trường lúc 18 tuổi, tôi đã nghĩ mình hoàn toàn độc lập, chẳng ai có thể động đến và mọi thứ tôi muốn đều có thể đạt được. Tôi đã hành xử như thể tôi vẫn sống tốt mà chẳng cần sự giúp đỡ của bất cứ ai, đặc biệt là bố mẹ. Chiến đấu để tồn tại, họ là tất cả những gì mà tôi nghĩ lúc đó.
Tôi muốn mình sẽ làm những công việc ý nghĩa, như những gì họ đã làm cho tôi. Với tôi đó là nghề cao quý và đáng được tôn vinh nhất thế giới!
Là một bác sĩ nha khoa, cha tôi đã rất khó khăn đương đầu với sự thật tàn khốc này. Ông chỉ có thể nhận biết tình trạng ngày càng xấu đi của tôi qua các phiếu kiểm tra sức khỏe. Là người đã điều trị và chữa lành bệnh cho nhiều người trong hơn 30 năm, tôi cảm thấy sự tuyệt vọng của ông khi không thể làm gì tốt hơn cho con trai mình.
Rất ít người có cơ hội sống lần thứ hai, và tôi cực kỳ may mắn khi là một trong số đó. Chính những trải nghiệm đó đã giúp tôi nhận ra tầm quan trọng của những điều nhỏ bé xung quanh mình. Sau cấy ghép, tôi đã thực sự tin vào phép màu bản thân, gắng sức rời giường và đi tới nhà vệ sinh dưới sự giúp đỡ của cha.
Quyết định trở thành bác sĩ của tôi được truyền cảm hứng từ chính căn bệnh viêm gan. Tôi muốn mình sẽ làm những công việc ý nghĩa, như những gì họ đã làm cho tôi. Với tôi đó là nghề cao quý và đáng được tôn vinh nhất thế giới!
Marcus Mehta, bác sĩ 29 tuổi từ Lincoln
5. “Ngày tôi nhận được lá phổi mới chính là ngày sinh nhật của tôi”
Trong một lần khám bệnh, tôi được thông báo rằng, mình bị viêm phổi tắc nghẽn dạng tự phát và để sống được tôi cần phải phẫu thuật. Ngày 3/11/2014 là ngày tuyệt nhất cuộc đời khi tôi nhận tin mình được hiến tạng và cuộc cấy ghép sau đó đã thành công tốt đẹp. Gia đình coi đó như ngày sinh nhật của tôi và để kỷ niệm, chúng tôi luôn tổ chức những bữa tối khó quên bên nhau.
Chỉ 8 ngày sau cuộc cấy ghép, tôi được xuất viện và về nhà nghỉ dưỡng. Tôi thấy mình như là người may mắn nhất thế giới vậy. Cho đến nay phổi mới của tôi vẫn hoạt động rất tốt và hoàn toàn không có bất cứ vấn đề gì xảy ra.
Catherine Horine, 61 tuổi sống tại Mỹ
6. “Một người đàn ông đã có thêm 16 năm cuộc đời nhờ trái tim của cha tôi”
Năm 1988, cha mẹ tôi bị một chiếc xe tải đâm trúng khi đang trên đường tới một cái hồ ở địa phương. Mẹ tôi mất ngay sau đó, còn cha tôi vẫn sống sót tuy ông bị vỡ xương sọ nghiêm trọng và bị dập phổi. Ông được phẫu thuật và bác sĩ đã loại bỏ phần thùy thái dương bên phải. Điều đó khiến ông rơi vào trạng thái hôn mê sâu và mất 10 ngày sau đó.
Ba ngày trước khi mất, nhân viên bệnh viện tới gặp tôi và đề nghị hiến tạng. Tôi hiểu cha mình sẽ chẳng thể tỉnh lại, nhất là khi quá trình chết não đang đưa ông cận kề tới lưỡi hái tử thần, vậy nên tôi đã đồng ý. Một khi quy trình chết não được xác nhận, cha tôi sẽ được đưa đi phẫu thuật một lần nữa. Bác sĩ đã lấy thận, giác mạc và trái tim của ông để ghép tạng cho người khác.
Người đàn ông ấy đã sống thêm 16 năm cuộc đời với gia đình nhờ trái tim cha tôi để lại (Ảnh minh hoạ).
Cha tôi sở hữu một vóc dáng tuyệt vời và làm việc như một người hướng dẫn trượt tuyết nên dù hút thuốc nhiều năm, nhưng trái tim ông vẫn rất khỏe. Thông qua tổ chức hiến tạng ở địa phương, chúng tôi biết được thông tin của người nhận tạng, bao gồm tuổi, giới tính, tình trạng bệnh của người nhận và cập nhật được quá trình phẫu thuật có thành công hay không. Chúng tôi nhận được lời cảm ơn không chính thức từ người nhận thận và trái tim, còn người ghép giác mạc thì không.
17 năm sau, trong buổi nói chuyện trước công chúng về hiến tạng, tôi có liên lạc với tổ chức cũ để xem liệu những người nhận tạng ngày xưa có còn sống hay không. Một trong những người nhận thận, cơ thể đã từ chối tiếp thận mới trong vài tháng ngắn ngủi nên sau đó phải ghép thận khác thay thế. Đáng buồn là ông đã qua đời không lâu sau đó.
Một cô gái nhận thận khác từ cha tôi vẫn còn sống và khỏe mạnh, điều đó khiến tôi thực sự vui mừng. Riêng người được ghép tim đã qua đời 6 tháng trước khi tôi liên lạc. Tôi được kể rằng, ông qua đời do ốm nặng nhưng cũng sống thêm 16 năm cuộc đời với gia đình nhờ trái tim cha tôi để lại.
Lynn, 48 tuổi và sống tại Pennsylvania
Nguồn: The Guardian