Dùng bữa mất vài trăm nghìn, người đàn ông để gần 70 triệu đồng tiền boa và câu chuyện cảm động đằng sau

Thứ 7 vừa rồi, ông Dwayne Clark như thường lệ lại ghé qua quán Brief Encounter. Suốt 8 năm qua, đều đặn mỗi dịp cuối tuần, ông đều đưa vợ ra ngoài dùng bữa.

Ông Clark và vợ dùng bữa tại nhà hàng quen thuộc.

Ông Clark và vợ dùng bữa tại nhà hàng quen thuộc.

Sau khi bữa ăn kết thúc, cầm hóa đơn trên tay, vị CEO 59 tuổi của Aegis Living chợt nảy ra một ý tưởng thú vị.

Ông cặm cụi viết gì đó lên mặt sau của tờ giấy, sau đó thanh toán 39 USD (khoảng 800 nghìn đồng) cho bữa ăn của mình. Ngay khi ông rời đi, nhân viên đã phát hiện ra số tiền boa lên đến 3000 USD (khoảng 68 triệu đồng) mà ông đã để lại cho họ.

Cho rằng ông Clark đã có nhầm lẫn, tất cả nhân viên đều hết sức bối rối. Tuy nhiên, họ nhanh chóng biết được sự thật khi nhìn thấy những lời nhắn trên mặt sau của tờ hóa đơn.

Lời nhắn chân thành mà ông Clark đã để lại sau khi thanh toán cho bữa ăn của mình.

Lời nhắn chân thành mà ông Clark đã để lại sau khi thanh toán cho bữa ăn của mình.

“Các bạn làm tốt lắm! Khi 7 tuổi, tôi đã phải rửa bát trong khi mẹ thì nấu nướng trong một nhà hàng tương tự thế này. Lúc đó rất nghèo và thậm chí chúng tôi còn không có tiền để đón Giáng sinh. Hi vọng rằng, món quà nhỏ này có thể giúp các bạn có được một lễ Giáng sinh ấm áp hơn”.

Mới đầu, ông Clark không hề có ý định khiến mọi người chú ý về hành động của mình. Tuy nhiên, nhân viên đã lần theo số điện thoại và nhanh chóng tìm ra ông. Ông cho biết, sở dĩ làm vậy vì ông muốn thể hiện lòng biết ơn đối với người mẹ đã mất của mình. Từ nhỏ, ông đã luôn bám theo mẹ và cùng mẹ làm phục vụ trong các nhà hàng. Với số tiền làm công ít ỏi, bà tự tay nuôi nấng 4 đứa con, chăm chỉ hết sức để các con đều được lên đại học. Công việc vất vả là vậy, nhưng mấy ai thấu hiểu được điều đó.

Ông muốn thể hiện sự biết ơn của mình đối với người mẹ đã mất.

Ông muốn thể hiện sự biết ơn của mình đối với người mẹ đã mất.

Với xuất phát điểm nghèo khó để rồi vươn lên trở thành CEO của một công ty hàng đầu thế giới về cung cấp dịch vụ nhà ở an toàn, tiện nghi cho người già, hơn ai hết, ông hoàn toàn đồng cảm và thấu hiểu với khó khăn mà những nhân viên phục vụ thường xuyên gặp phải. Bên cạnh mục đích muốn cảm ơn mẹ mình, ông còn coi số tiền đó như một món quà đặc biệt dành cho những con người xứng đáng.

“Nếu bạn không có nhiều tiền, bạn có thể để lại lời nhắn thể hiện sự trân trọng thay cho lời cảm ơn trực tiếp. Tiền bạc không quan trọng, quan trọng là tình cảm chân thành mà bạn sẵn sàng trao đi cho những người đang ở ngay bên cạnh mình”.

8 câu chuyện cảm động về thầy cô giáo để chúng ta chợt nhận ra: Một lời cảm ơn là chưa bao giờ đủ!

Bài viết mới