Đưa lãnh đạo kỳ cựu sang Lazada, đóng cửa văn phòng tại Bangkok và Moscow, Alibaba đang ngầm tấn công Đông Nam Á?

Tầm ảnh hưởng của Alibaba đang thấm sâu hơn vào Lazada. Trong vài tháng gần đây, 2 lãnh đạo cấp cao của Alibaba đã gia nhập Lazada để dẫn dắt nhóm công nghệ.

Lazada cũng đã đóng cửa trung tâm kỹ thuật tại Bangkok và Moscow, chuyển một lượng nhỏ nhân viên tới trung tâm công nghệ hiện vẫn đang hoạt động tại ở Singapore, TP Hồ Chí Minh và Quảng Châu.

Chun Li – CTO mới nhất từ mảng B2B của Alibaba đã gia nhập Lazada nắm giữ vị trí Đồng Chủ tịch nhóm công nghệ từ cuối năm ngoái. Anh hiện chịu trách nhiệm về công nghệ, sản phẩm và dữ liệu.

Vị giám đốc báo cáo trực tiếp cho Chun Li là Raymond Yang – người đã gia nhập Lazada trên cương vị Giám đốc sản phẩm. Trước đó Yang đã là lãnh đạo cấp cao của Alibaba trong suốt 8 năm, tập trung vào mảng thị trường C2C tại Taobao.

Nguồn tin của tờ Techinasia tiết lộ, Lazada đã đưa ra lời đề nghị tới tất cả nhân viên tại Moscow (khoảng 200 người) là tới làm việc tại những địa điểm khác. Tuy nhiên, chỉ một số lượng nhỏ chấp nhận lời đề nghị này và phần còn lại quyết định rời công ty. Một vài nhân viên nói rằng mức lương quá thấp trong khi một số khác muốn ở lại Moscow vì còn gia đình của họ.

Mảng kinh doanh tại Nga của Lazada vốn trong tình trạng sắp-đóng-cửa từ tháng 10 năm ngoái. Những nhân viên cuối cùng rời khỏi công ty là vào cuối tháng 5 năm nay.

Những nhân viên tại Bangkok cũng nhận được lời đề nghị tương tự. “Tất cả thành viên trong đội đều được công ty đề nghị chuyển sang những trung tâm khác”.

Mảng kinh doanh công nghệ, sản phẩm, thị trường hiện “gồm cả nhân viên từ Lazada, Alibaba và cả những người mới tuyển”, người phát ngôn của Lazada nói. Ông không nói chi tiết có bao nhiêu nhân viên Alibaba gia nhập công ty.

Trung tâm công nghệ mới của Lazada ở Thâm Quyến cũng cho thấy mối hợp tác thân tình hơn với Alibaba.

Liệu Alibaba có chinh phục Đông Nam Á?

Việc tái thiết lại toàn bộ nhân sự ở Lazada lần này có thể mang lại lợi thế cho Alibaba ở khu vực Đông Nam Á, kết hợp với kích thước và sự hiểu biết địa phương của Lazada. Việc hợp nhất giữa 2 công ty sẽ tạo ra một công ty với những lợi thế về kích thước không ai địch nổi cũng như khả năng giảm chi phí tối đa.

Lazada cũng có thể hưởng lợi từ mạng lưới vận chuyển của Alibaba. Kể từ năm ngoái, trên website của Lazada đã bắt đầu xuất hiện hàng hóa từ Taobao.

Một vài ngày trước, đối thủ cạnh tranh Shopee bắt đầu tung ra những chiêu thức đầu tiên. Họ muốn thu hút người bán trên Taobao bằng việc chứng minh cho họ thấy sử dụng nền tảng của Shopee sẽ dễ dàng và có lợi hơn.

Trong khi đó, các đối thủ của Lazada cũng đang có những bước đi rất quyết liệt. JD và Amazon đang đầu tư trực tiếp vào Indonesia và Singapore.

Lazada hiện là một trong 5 ứng dụng mua sắm trên Andorid lớn nhất tại các thị trường lớn ở khu vực Đông Nam Á. Shopee cũng có cùng tham vọng nhưng họ chỉ mới bắt đầu. Báo cáo tài chính mới nhất cho thấy Shopee mới chỉ kiếm được 9,3 triệu USD doanh thu mặc dù đã chi ra 132 triệu USD cho marketing chỉ riêng trong quý cuối cùng của năm 2017.

Cổ phiếu của Sea – công ty mẹ của Shopee đã giảm hơn 10% sau khi báo cáo này được tung ra. Lazada thay vào đó lại chưa niêm yết.

Hành trình phía trước vẫn còn khá dài nhưng bản thân quá trình hợp nhất 2 nền văn hóa giữa Trung Quốc và Đông Nam Á của Alibaba và Lazada cũng rất khó khăn.

Theo chuyên gia Zhao Jialei thì: “Quản lý sản phẩm và kỹ sư người Trung Quốc có xu hướng tập trung vào tốc độ. Một vài người có thể làm việc 16 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần. Tuy nhiên, họ không bận tâm lắm về phương pháp mới hay những chiến lược dài hạn”.

Singapore sắp đánh thuế Amazon và Lazada

Bài viết mới