Dù trở thành tỷ phú, CEO Amazon vẫn lái một chiếc Honda “cùi bắp”

Vị tỷ phú tiết kiệm một cách đáng ngạc nhiên – người sáng lập ra “gã khổng lồ bán lẻ” Amazon – quản lý chi tiêu của mình cực kỳ khắt khe ngay từ khi đế chế Amazon mới chỉ là một startup nhỏ . Dù đợt IPO vào tháng 5/1997 đã đưa Jeff Bezos đến với “câu lạc bộ” của những doanh nhân giàu có thì thói quen tiêu xài của ông vẫn không hề thay đổi.

Khi đang lái chiếc Honda Accord của mình vào năm 1999, Bezos đã nói với người dẫn chương trình Bod Simon – lúc đó đang thực hiện một bài phỏng vấn “60 Minutes” – rằng “đây là một chiếc xe hoàn hảo”.

Bài phỏng vấn nói trên còn cho chúng ta thấy tính tiết kiệm của Bezos thể hiện ngay tại văn phòng làm việc của mình – nơi mà sau này trở thành trụ sở chính của Amazon, nằm giữa một điểm… mua bán kim tiêm ma tuý và một căn phòng quay… phim cấp 3. Bod Simon, đứng ngay trước bàn làm việc của Bezos trong một căn phòng với một cánh cửa gỗ và thảm trải sàn cũ xì, đã hỏi vị CEO này tại sao không tìm một nơi làm việc đẹp hơn.

Bezos đã trả lời rằng: “Nó là một biểu tượng về việc chỉ nên tiêu tiền vào những thứ đáng quan tâm đối với khác hàng”.

Dù trở thành tỷ phú, CEO Amazon vẫn lái một chiếc Honda cùi bắp - Ảnh 1.

Amazon – công ty khổng lồ vừa công bố danh sách 20 thành phố có thể sẽ được lựa chọn để xây dựng trụ sở chính thứ 2 của mình – khởi đầu chỉ là một nhà sách trực tuyến vào thời kỳ đầu của thời đại diện tử, nhưng không hề thu được chút lợi nhuận nào trong vòng 20 năm đầu khởi sự. Trước khi sắm chiếc Honda Accord, Bezos từng sở hữu một chiếc xe giá rẻ khác.

“Tôi tự chở những kiện hàng đến bưu điện bằng chiếc Chevy Blazer đời 1987 của mình và mơ về một ngày chúng tôi sắm được một chiếc xe nâng (forklift)” – Bezos kể với trang GeekWire về những ngày đầu của Amazon.

Hiện công ty công nghệ này có giá trị đến hơn 600 tỷ USD – mà theo nhiều chuyên gia thì giá trị này vẫn còn hơi thấp – và giá trị ròng của Bezos cũng đã lên đến 109 tỷ USD tính đến thứ sáu vừa qua. Thế nhưng dù thành công đến như vậy, tính tiết kiệm vẫn luôn là một nguyên tắc cốt lõi trong quản trị tại Amazon.

Website của ông ty nêu rõ với các nhân viên rằng: “Hoàn thành nhiều thứ hơn với chi phí ít hơn. Sự thiếu thốn sẽ sản sinh ra tính tháo vát, khả năng tự cung tự cấp, và sự sáng tạo. Bạn sẽ không được thưởng thêm cho việc tăng số nhân viên, tăng ngân sách hay chi phí cố định”

Phó chủ tịch mảng Dịch vụ web của Amazon Andy Jassy đã nói với tờ CRN Australia rằng ông cũng có thói quen tương tự trong việc cắt giảm các chi phí nhân lực không cần thiết, từ đó giúp giảm giá cả và giúp khách hàng tiết kiệm hơn.

“Chúng tôi cố không tiêu tiền vào những thứ mà khách hàng cho là không mang lại giá trị. Đó là phần cốt lõi trong DNA của Amazon” – Jassey nói.

Một trong những việc cắt giảm nêu trên bao gồm cả tuỳ chọn nâng cấp lên vé máy bay hạng thương gia hay hạng nhất khi các nhân viên Amazon đi công tác. Amazon chỉ thanh toán vé tiết kiệm (economy), và nếu nhân viên đó muốn nâng cấp vé thì họ sẽ phải tự bỏ tiền túi của mình ra.

Vào năm 2013, Bezos vẫn lái chiếc Honda Accord cũ kỹ của mình. Nhưng dù tiết kiệm trong một số lĩnh vực, ông cũng sẵn sàng vung tiền ra mua sắm một số thứ khác nếu cần thiết.

Tính tiết kiệm của Amazon và của nhà lãnh đạo Jeff Bezos đã giúp công ty phát triển thịnh vượng. Với việc họ mở rộng ra trụ sở thứ hai, việc tiếp tục cẩn thận về mặt tiền bạc chắc chắn sẽ là một điều không thể không thực hiện.

Jeff Bezos từ chối lời mời tặng 5 tỷ USD xây trụ sở mới của Amazon

Bài viết mới