Thần Tài là một trong những vị thần nổi tiếng của tín ngưỡng phương Đông, chuyên trông coi tiền tài, vàng bạc cho gia chủ. Theo quan niệm xưa, ngày mùng 10 tháng Giêng (là ngày Thần Tài bay về trời) được chọn là ngày vía Thần Tài.
Trong những ngày này, nhiều người nô nức sửa soạn mâm cúng Thần Tài để cầu may mắn cả năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách cúng như thế nào để không phạm vào những điều cấm kị.
Trước khi cúng Thần Tài, nên lau dọn bàn thờ Thần Tài cẩn thận. Cần tẩy trần bằng nước lá bưởi hay dùng một cái thau sạch sẽ chỉ chuyên dùng tắm rửa, tẩy uế… đổ nước sạch và pha một tí rượu trắng để tắm rửa cho cả Thần Tài và Ông Địa. Tiếp đó, lau chùi, dọn dẹp sạch sẽ, thoáng đãng bàn thờ của hai ông.
Riêng hoa cúng Thần Tài, không nên dùng hoa giả, cần mua hoa tươi, có nụ, có hương thơm càng tốt. Quả cũng không nên dùng quả nhựa, quả nhân tạo không ăn được. Nên cúng Thần Tài bằng quả tươi, ngon. Người ta thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt để cúng.
Đèn, nến không nên dùng đèn nhấp nháy, đèn điện vì tạo ra trường khí xấu, ảnh hưởng đến việc thờ cúng. Nên dùng đèn thật như đèn dầu, nến… để cúng.
Nhiều người lễ ở nhà riêng thường đặt mâm cúng trước cửa, hay ngoài sân, ban công. Thực tế, cúng ngoài sân hay ngoài cửa được coi là không tốt. Tốt nhất ở nhà riêng nên đặt mâm cúng trong nhà.
Một điều lưu ý nữa là người làm kinh doanh thờ thần Tài nên làm lễ ở nơi kinh doanh chứ không nên làm ở đình, chùa. Người không kinh doanh có thể cúng ở nhà hay đình chùa đều được, vì bản thân “thổ địa” thờ tại nhà cũng kiêm chức năng của thần Tài.
Về thời gian cúng khấn và tháp hương thần Tài, chỉ nên thực hiện vào buổi chiều. Khi cúng không được ăn mặc luộm thuộm, không mặc đồ rách khi cúng’ không nói bậy, chửi tục trước, trong và sau khi cúng. Lộc cúng chỉ cho người trong nhà mà không được mang cho người ngoài