1. Mẹ vui vẻ, bé sẽ có biểu hiện khuôn mặt phong phú
Công ty NOUKENKOUBO của tôi nhận được rất nhiều thư và điện thoại từ các bố mẹ đang gặp rắc rối trong vấn đề nuôi con với nội dung như “Mong cô hãy xem giúp con của tôi?”, “Cách nuôi con của tôi có chỗ nào sai không?”…
Chịu khó học hỏi để mong nuôi dạy con thật tốt là việc nên làm. Tuy nhiên, không thể phủ nhận việc mẹ quá lúng túng khi chăm con trong lần đầu, khuôn mặt lộ rõ sự mệt mỏi của mẹ có thể khiến cho bé khóc vì cảm thấy bất an, không thoải mái.
Tại các lớp học hướng dẫn chăm sóc bé ở các trường mầm non hay các lớp học mà tôi tham gia tổ chức, trong quá trình hướng dẫn các mẹ thực hiện các động tác cụ thể để tác động lên bé như:
“Khi thay tã cho bé, mẹ nên vừa trò chuyện với bé vừa quan sát biểu hiện của bé nhé”, “Nhân tiện, mẹ hãy xoa nhẹ như thế này cho bé thì bé sẽ rất vui đấy!”, tôi nhận thấy nét mặt và thái độ của các mẹ dần dần thay đổi.
Một số mẹ ngồi trong góc phòng ban đầu rất căng thẳng nhưng dần chuyển biến trở nên tích cực hơn, vui vẻ hơn khi trao đổi với tôi, chủ động hỏi “Cô ơi, em ngồi chỗ này được không ạ?”.
Tôi tin rằng các bé cũng sẽ dần thay đổi như các mẹ, biểu hiện nét mặt cũng sẽ trở nên phong phú hơn. Chỉ cần mẹ tự tin chăm và nuôi dạy con, tiếp xúc với con bằng nét mặt ấm áp thì bé nhất định sẽ ổn thôi.
2. Mỗi ngày một lần, hãy để cho bé khóc thật to
Thật ngạc nhiên là có khá nhiều bà mẹ than phiền: “Mỗi khi bé khóc to, tôi không biết mình phải làm sao để bé nín khóc, nhìn con như vậy tôi chỉ muốn khóc theo thôi”.
Trong bối cảnh gia đình ít con, ít anh chị em nên không khí các gia đình khá yên tĩnh, tiếng khóc của bé có lẽ cũng vì vậy mà dường như to và rõ hơn. Với trẻ nhỏ chưa thể diễn đạt bằng ngôn ngữ thì khóc trở thành một kênh thông tin để bé có thể biểu hiện cho người khác biết mong muốn của mình.
Vì thế, mỗi khi bé khóc, các bà mẹ cần bình tĩnh quan sát xem bé muốn nói với mẹ điều gì, có phải vì tã lót đã ướt quá rồi, bé đang đói hay khó chịu gì không?
Nếu không phải bé khóc vì khó chịu do những nguyên nhân trên thì mẹ cứ để mặc bé, để yên cho bé khóc như vậy cũng không sao cả. Nếu bé có thể khóc to thì chứng tỏ rằng bé đang hô hấp rất tốt. Khóc to như vậy sẽ giúp phát triển chức năng phổi của bé tốt lên.
Cho nên cứ để cho bé khóc to một lần trong ngày.
Tuy nhiên, nếu bé khóc vào ban đêm, mặc kệ bé khóc sẽ gây ảnh hưởng đến hàng xóm. Trong trường hợp đó, mẹ có thể thử địu bé lên xem thế nào?
Vì cũng có thể lúc đấy bé khóc chỉ vì muốn được mẹ ôm ấp. Khi đã nằm gọn trên tấm lưng ấm áp của mẹ, được mẹ khẽ ru đung đưa, bé thường sẽ cảm thấy yên tâm và ngưng khóc thôi.
3. Tạo điều kiện để con có thể bày tỏ cảm xúc thật trước bố mẹ
Sự hứng thú của bé được bắt đầu bằng sự “đồng cảm”. Khi xem các cảnh buồn trong những bộ phim truyền hình hay phim điện ảnh thì bé sẽ òa khóc, khi xem hài kịch thì bé sẽ nắm tay áo người bên cạnh và cười ngặt nghẽo.
Mỗi người có một cách thể hiện bản thân khác nhau. Tể hiện cảm xúc của mình bằng cách khóc, cười, vẽ tranh,… chọn cách nào đi chăng nữa thì đó cũng đều là thiên phú.
Bản thân tôi cũng đã từng là một đứa trẻ xúc cảm mạnh như vậy. Không biết có phải vì lý do đó hay không mà hễ đã dẫn tôi đi xem phim một lần rồi thì chẳng có ai muốn dẫn đi thêm lần nào nữa.
Cảm nhận mọi sự việc xảy ra rồi từ đó biết thể hiện bản thân là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên, biết kiểm soát cảm xúc như biết tự nhủ “Đừng có khóc nữa” cũng là một điều quan trọng không kém.
Cha mẹ nên quan sát kỹ xem bé có hứng thú với điều gì, có thiên hướng như thế nào để tạo điều kiện thích hợp giúp bé phát triển.
Càng lớn, bé sẽ có thể tự kiểm soát cảm xúc, cho dù đó có là cảm xúc khó chịu hay không. Để bé có thể an tâm thể hiện chính mình thì ta cần nuôi dưỡng sự tin cậy với bố mẹ.
4. Tìm ra cách để la mắng con nhưng vẫn kiểm soát được cảm xúc của mình
Những bé dưới 1 tuổi vẫn còn chưa nhận thức được nhiều, thường hay làm những việc mà bạn không mong muốn. Chẳng hạn như bé có thể cho tay vào ổ cắm điện, nhặt những vật rơi trên sàn rồi cho vào miệng.
Tôi giải quyết tình huống đó bằng cách cảnh cáo con: “Nếu con còn làm điều này thêm một lần nữa, mẹ sẽ không tha cho con đâu đấy!”. Nếu con vẫn tiếp tục làm điều đó thêm lần thứ hai, tôi tiếp tục cảnh cáo con rằng: “Nếu con còn làm thêm một lần nữa, mẹ sẽ dùng chiếc môi lớn mà đánh con đấy!”. “Chiếc môi lớn – Shamoji” là món quà lưu niệm Hiroshima mà tôi được tặng.
Trong những tình huống đó, mẹ hãy mắng bé thật nghiêm khắc “Không được! Cái đó rất bẩn, con không được cho vào miệng!”. Bé sẽ quan sát thấy khuôn mặt giận dữ của mẹ và tự hiểu ra “À, đây là việc mình không được làm!”.
Mẹ tuyệt đối không được vừa cười vừa mắng bé “Con ơi không được làm thế nhé!”Khi bé được 2 tuổi, bé bắt đầu phát triển tư duy, đôi khi bé cố tình làm một việc sai nào đó để thu hút sự chú ý của bạn.
Và lần thứ 3, khi bé nhà tôi đã tiếp tục lặp lại hành động đó, tôi đã đánh vào mông thằng bé bằng đúng chiếc môi lớn ấy. Việc xây dựng nên các quy tắc bằng cách như vậy, mẹ có thể phòng tránh được những hành động táy máy của bé.
Thay vì có thể đánh con ngay lập tức bằng tay không, tôi chọn sử dụng đến chiếc môi ấy vì nó giúp tôi có một chút thời gian để lấy lại bình tĩnh khi đi lấy và cầm chiếc môi lên. Các mẹ cũng nên chọn cho mình một cách thích hợp nhất để có thể trách phạt bé nhưng vẫn kiểm soát được cảm xúc của mình nhé.
5. Nếu mẹ điều tiết tốt tâm trạng thì bản thân mẹ sẽ trưởng thành hơn
Tôi cho rằng mình thuộc tuýp người khá bình tĩnh. Tuy nhiên, tôi vẫn phải công nhận rằng việc khó nhất trong quá trình nuôi dạy con là làm sao để kiềm chế bản thân, không cáu kỉnh với con.
Mỗi khi bọn trẻ nhà tôi không làm tốt việc gì đó hoặc làm sai một điều gì dù tôi đã dạy chúng rất nhiều lần, tôi muốn điên cả tiết, thậm chí muốn cho chúng một trận nhưng tôi vẫn cố nén lại đi một hơi vào nhà vệ sinh hoặc về phòng riêng rồi tự đếm “1, 2, 3, …” để giúp bản thân bình tĩnh trở lại.
Nụ cười trong veo của bé tựa hệt như một thiên thần giúp mẹ thấy hạnh phúc vô bờ. Tuy nhiên, sự thật là sự hồn nhiên, vô tư của con có khi lại là nguồn cơn khiến mẹ phải phát cáu, làm chểnh choảng tinh thần của mẹ.
Đơn cử như khi bé làm xáo trộn lung tung những thứ mà bạn đã cất công sắp xếp gọn gàng, hay khi bé gào khóc lớn thật lớn vào đúng những nơi không nên làm ồn nhất… Vào những lúc ấy, mẹ không thể kiềm chế để không bộc phát cảm xúc của mình được.
Không chỉ mình bạn mà tất cả các bà mẹ dù có tuyệt vời đến đâu đi nữa thì không thể tránh khỏi những khoảnh khắc như thế. Hãy học cách làm bạn với những cơn giận có thể đến bất cứ lúc nào ấy và bạn sẽ trưởng thành nhanh thôi!
Nhìn lại quá trình nuôi con của chính mình, thú thật tôi cũng đã từng nghĩ như vậy.
6. Cân não với con, cùng con phát triển chính là cách “tự giáo” bản thân
Các mẹ vẫn hay hỏi tôi các câu đại loại như: “Bé nhà tôi khi có chuyện gì không vừa ý thì sẽ ném đồ vật. Tôi có mắng và yêu cầu bé dừng lại nhưng bé vẫn lì lợm không chịu nghe lời.
Các bà mẹ cũng không được để thua cuộc. Chẳng hạn trong những trường hợp như thế mẹ cần có thái độ thật kiên định và có thể đưa ra hình phạt nghiêm khắc: “Nếu con còn làm vậy một lần nữa thì mẹ sẽ đánh đòn đấy”.
Trong trường hợp đó thì tôi nên làm gì?”Hành vi ném đồ vật của bé thực ra là có lý do. Bởi bé biết nếu làm như vậy, mẹ sẽ quay lại và chú ý đến bé. Đó là những đứa trẻ vô cùng thông minh.
Chúng đang thử thách mẹ.
Nếu mẹ cũng nổi trận lôi đình với bé tức là mẹ đã thua. Tôi biết điều này là rất khó thực hiện nhưng mẹ nên biết kiềm chế cảm xúc của mình.
Bản thân tôi cũng đã rất cố gắng kiềm chế cảm xúc nhưng đôi khi vẫn bị bộc phát. Tôi vẫn còn nhớ có một lần, chính con trai tôi đã đọc được cơn giận sắp bùng nổ của tôi qua gương mặt và bầu không khí lúc đó: “Chết, mẹ sắp giận lắm rồi. Thôi, dừng thôi” và quyết định không tiếp tục hành động sai trái của mình ngay trước khi tôi phát hỏa.
Khi ngoài 1 tuổi, bé sẽ thể hiện suy nghĩ của bản thân thông qua lời nói hoặc tranh ảnh. Mẹ nên quan sát tình hình của con để thấu hiểu tâm trạng hiện thời của trẻ, mẹ nên nắm bắt được tình hình trước khi bé phản ứng tiêu cực như “ném đồ vật”.
Cân não với trẻ cũng đồng thời sẽ giúp mẹ tự răn mình và học cách trở nên khôn ngoan hơn.
Bài viết trên được trích từ cuốn sách ” Mẹ Nhật nuôi con nhàn tênh ” của tác giả người Nhật Kubota Kayoko. BÀ sinh năm 1932 tại Osaka, là vợ của Giáo sư Kubota Kisou, Giáo sư danh dự của Đại học Kyoto, giáo sư đầu ngành về khoa học thần kinh và là một bà mẹ hai con.
Sách do ThaiHaBooks phối hợp với NXB Lao động phát hành.