FUEVFVND: Công ty cổ phần Công Nghiệp cao su Miền Nam
Giá hiện tại
39.9
Thay đổi
Xem hồ sơ doanh nghiệp
TIN MỚI
Theo Sở GDCK Thái Lan (SET), tính đến hết ngày 4/1, lượng chứng chỉ lưu ký DR FUEVFVND (FUEVFVND01) dựa trên chứng chỉ quỹ DCVFM VNDiamond ETF do Bualuang Securities phát hành đã lập kỷ lục mới với gần 174 triệu đơn vị, tương ứng giá trị vốn hóa 5,83 tỷ Bath (~4.000 tỷ đồng). Tỷ lệ chuyển đổi giữa DR và chứng chỉ quỹ cơ sở là 1:1 đồng nghĩa với việc nhà đầu tư Thái Lan hiện đang gián tiếp sở hữu 174 triệu chứng chỉ FUEVFVND.
Lượng DR dựa theo chứng chỉ quỹ DCVFM VNDiamond ETF lập kỷ lục
Tương tự, chứng chỉ quỹ DCVFM VN30 ETF cũng được dòng tiền từ xứ Chùa Vàng gom mạnh thông qua kênh DR. Đến ngày 4/1, lượng DR E1VFVN30 (E1VFVN3001) do Bualuang Securities phát hành đã lên đến hơn 246 triệu đơn vị, tương ứng giá trị vốn hóa 6,4 tỷ Bath (~4.400 tỷ đồng). Tỷ lệ chuyển đổi cũng là 1:1 đồng nghĩa với việc nhà đầu tư Thái Lan đang gián tiếp nắm giữ hơn 246 triệu chứng chỉ quỹ E1VFVN30. Đây cũng con số kỷ lục kể từ khi sản phẩm DR dựa trên chứng chỉ quỹ này ra mắt vào năm 2018.
Nhà đầu tư Thái Lan gom mạnh chứng chỉ quỹ DCVFM VN30 ETF qua kênh DR
Thực tế, nhà đầu tư Thái Lan đã bắt đầu tăng tốc mua gom 2 chứng chỉ quỹ ETF của Việt Nam qua kênh DR từ tháng 10. Hoạt động này có phần chững lại đôi chút trong vài tuần trước khi được nối lại từ cuối tháng 12. Với động lực từ dòng tiền Thái, DCVFM VNDiamond ETF và DCVFM VN30 ETF đều hút vốn mạnh trong 3 tháng cuối năm 2022.
Quý 4/2022, DCVFM VN30 ETF hút ròng hơn 1.400 tỷ đồng trong khi dòng vốn vào DCVFM VNDiamond ETF thậm chí còn lên đến hơn 4.000 tỷ đồng. Tính chung cả năm ngoái, ETF mô phỏng chỉ số VNDiamond hút ròng hơn 7.800 tỷ đồng, lớn thứ 2 toàn thị trường trong khi quỹ tham chiếu theo VN30 vẫn bị rút hơn 440 tỷ đồng.
Với động thái không ngừng mua gom của nhà đầu tư Thái Lan, DCVFM VNDiamond ETF và DCVFM VN30 ETF nhiều khả năng sẽ tiếp tục hút tiền mạnh. Đây sẽ là động lực chủ yếu thu hút dòng vốn ngoại đổ vào chứng khoán Việt Nam thời gian tới khi Fubon ETF mới đây đã thông báo dừng mua do chạm đến giới hạn huy động.
ETF vẫn là xu hướng trong tương lai
Với sự bùng nổ của dòng vốn ETF, khối ngoại đã chấm dứt chuỗi bán ròng triền miên trong 2 năm 2020-21 và trở lại mua ròng mạnh mẽ trên TTCK Việt Nam với giá trị hơn 29.000 tỷ đồng trong năm 2022. Trong đó, các quỹ ETF đã giải ngân khoảng 26.500 tỷ đồng (~1,1 tỷ USD) vào cổ phiếu Việt Nam, chiếm phần lớn lượng mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh những cái tên quen thuộc, trong năm qua, thị trường đã xuất hiện thêm nhiều ETF mới bao gồm cả nội và ngoại như CSOP FTSE Vietnam 30 ETF, DCVFM VNMidcap ETF, KIM GROWTH VNFINSELECT ETF, MAFM VNDIAMOND ETF, FCAP VNX50 ETF. Điều này được kỳ vọng sẽ góp phần giúp làn sóng ETF trở nên bùng nổ hơn trong năm 2023.
Nếu như cách đây khoảng 10 năm, ETF là khái niệm khá xa lạ với nhà đầu tư thì trong những năm gần đây, ETF đang dần khẳng định được vai trò quan trọng, có ảnh hưởng đáng kể tới thị trường. Theo thống kê, 19 quỹ ETF đang đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có quy mô danh mục lên đến 3,3 tỷ USD.
Có thể nói, ETF đã đang và sẽ trở thành xu hướng lớn tại Việt Nam bởi nhiều lợi ích như giúp nhà đầu tư dễ dàng đa dạng hóa danh mục, chi phí thấp, cũng như giúp nhà đầu tư ngoại có thể gián tiếp mua được các cổ phiếu đã hết room.
Với nhà đầu tư cá nhân không chuyên, việc mua chứng chỉ quỹ ETF sẽ giúp họ giải được bài toán lựa chọn cổ phiếu nào giữa hàng nghìn doanh nghiệp trên sàn chứng khoán và đem lại tỷ suất lợi nhuận ổn định, thậm chí vượt trội trong dài hạn so với việc tự ra quyết định giao dịch các cổ phiếu riêng lẻ.
Trong một chia sẻ cách đây không lâu, ông Yun Hang Jin – Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Quản lý Quỹ KIM Việt Nam đánh giá: “Có thể bây giờ ETF là sản phẩm ưa thích của NĐT nước ngoài, nhưng bạn tin tôi đi, chỉ một vài năm nữa thôi ETF sẽ là một sự lựa chọn phải có của những nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam” .
Hà Linh
Nhịp Sống Thị Trường