Đây là bí mật của những người lúc nào cũng vui vẻ, hạnh phúc trong cuộc sống thay vì ‘tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn’

Thuật ngữ “Làm chủ chính mình” khá phổ biến trong các tài liệu về quản trị, nhưng không dễ tìm thấy trong hầu hết các từ điển. Nó không chỉ đơn thuần là “khởi xướng một việc gì”. Nó mang ý nghĩa rằng trong tư cách con người, chúng ta lãnh nhận trách nhiệm về cuộc đời mình. Hành vi của chúng ta như thế nào là do chúng ta quyết định, chứ không phải do hoàn cảnh sống quyết đinh. Chúng ta biết cách đặt các giá trị sống của bản thân lên trên cảm xúc. Chúng ta chủ động và nhận trách nhiệm làm cho mọi việc diễn ra.

Hãy nhìn vào từ “responsibility” (trách nhiệm), từ này được hình thành từ cụm từ “response ability” (khả năng phản ứng), hãy nói rõ hơn là khả năng lựa chọn cách phản ứng của mình trước hoàn cảnh. Chỉ có những người có tính “làm chủ” cao mới nhận ra trách nhiệm này. Họ không đổ lỗi cho hoàn cảnh, điều kiện sống hay những yếu tố tác động đến hành vi của họ. Hành vi của họ chính là sản phẩm của những lựa chọn có ý thức dựa trên giá trị hơn là sản phẩm của các điều kiện sống dựa trên cảm xúc.

Đây là bí mật của những người lúc nào cũng vui vẻ, hạnh phúc trong cuộc sống thay vì tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn - Ảnh 1.

Bởi vì theo lẽ tự nhiên, chúng ta làm chủ chính mình, do đó nếu cuộc đời chúng ta là sản phẩm của những điều kiện và hoàn cảnh sống, có nghĩa là chúng ta, cho dù có ý thức hay vô tình, đã lựa chọn cho phép những điều đó kiểm soát chúng ta.

Khi lựa chọn như vậy chúng ta trở thành những người thụ động. Và người thụ động thường bị tác động bởi hoàn cảnh bên ngoài. Giả như điều kiện thời tiết tốt, họ sẽ cảm thấy vui. Ngược lại thời tiết xấu, nó ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ và kết quả làm việc của họ. Người làm chủ chính mình thì luôn mang theo bên người “cây dùng thời tiết” của họ. Bất chấp trời có mưa hay nắng đẹp, nó chẳng ảnh hưởng gì đến họ. Họ chọn những giá trị dẫn dắt cuộc đời họ. Nếu họ đặt giá trị “tạo ra chất lượng cao trong công việc” thì điều đó chẳng liên quan gì đến thời tiết có mang lại lợi ích cho họ hay không.

Ngược lại, những người thụ động bị tác động mạnh bởi “thời tiết xã hội”. Khi người khác cư xử tốt với họ, họ hài lòng. Khi người khác không cư xử tốt với họ, họ trở nên phòng thủ, hoặc đề phòng. Người thu động để cho cảm xúc của mình trôi nổi tùy vào cách người khác đối xử với họ, cho phép những điểm yếu của người khác kiểm soát họ.

Khả năng đặt các giá trị sống của mình lên trên một yếu tốt tác động vào là bản tính cốt lõi của người làm chủ. Người thụ động bị điều khiển bởi cảm xúc, hoàn canh, điều kiện và môi trường sống. Người làm chủ chính mình được dẫn dắt bởi hệ giá trị- những gia trị được suy nghĩ chu đáo, chọn lọc và hấp thụ vào mình.

Người làm chủ vẫn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố kích thích bên ngoài như các yếu tốt vật lý, xã hội hay tâm lý. Nhưng phản ứng của họ đối với những điều này, dù là có ý thức hay vô thức thì đều là những lựa chọn hoặc phản ứng dựa trên nền tảng giá trị.

Như Eleanor Roosevelt từng nhận đinh: “Không ai có thể làm bạn tổn thương nếu bạn không cho phép điều đó”. Hoặc như lời phát biểu của Gandhi: “Người khác không thể lấy đi lòng tự trọng của chúng ta nếu chúng ta không tự trao cho họ”. Đó là sự cho phép tự nguyện. Chính sự đồng ý và chấp nhận những điều xảy đến với chúng ta, mới làm chúng ta tổn thương hơn là bản thân sự việc ấy.

Tất nhiên rất khó chấp nhận điều này về mặt cảm xúc, nhất và khi chúng ta vẫn thường hay tha vãn từ năm này qua tháng nọ về nỗi khổ của mình và cho rằng ta như vậy là do hoàn cảnh hoặc do hành vi của ai đó. Nhưng cho tới khi nào bạn có thể trung thực thừa nhận rằng “Tôi của ngày hôm nay là sản phẩm từ những lựa chọn tôi đã làm ngày hôm qua”, thì khi đó bạn cũng đủ tư cách để nói: “Tôi có quyền lựa chọn khác”.

* Nội dung tham khảo cuốn sách 7 Thói quen hiệu quả.

Câu chuyện “Người đàn ông hạnh phúc nhất thế giới”: Sáng sáng thức dậy ngắm mặt trời mọc, sở hữu chỉ vài bộ quần áo, dành hàng giờ để cầu nguyện cho người khác bình an

Bài viết mới