Đâu là bí quyết của thung lũng Silicon khiến chưa nơi nào “bắt chước” nổi?

Vậy dải đất hẹp nằm giữa San Francisco và San Jose này, nơi liên tục tạo ra nên những công ty tỉ đô, lớp sau nối tiếp lớp trước, có gì đặc biệt?

Một bài báo cho rằng đó là do các tập đoàn đang tìm cách có được “phương thuốc thần kì” ở những dự án kinh doanh mới mẻ và đang nổi lên. Theo bài báo này, các tập đoàn đang cố gắng xây dựng một dự án kinh doanh có tăng trưởng cao từ con số không. Đúng theo văn hóa doanh nghiệp, họ đang tăng tần suất giám sát, cố gắng thay đổi các gói tiền lương để làm cho việc phát triển dự án kinh doanh mới trở nên hấp dẫn hơn với các nhân viên, và chơi trò “Điều gì sẽ xảy ra nếu…” để tìm ra những điểm yếu trong các ý tưởng và chiến lược kinh doanh mới.

Tuy nhiên, nếu những hoạt động kinh doanh mới mẻ dễ thực hiện đến thế thì các nhà đầu tư mạo hiểm đã giải quyết được vấn đề này từ lâu. Thay vào đó, các nhà đầu tư mạo hiểm đã làm như sau:

• Phần lớn là hoãn đầu tư vào các dự án kinh doanh cho đến khi họ phát hiện được điều gì đó. Khoảng 97% nguồn vốn đầu tư mạo hiểm được cung cấp sau khi có bằng chứng là có tiềm năng. Các nhà đầu tư mạo hiểm tìm kiếm 3 loại bằng chứng cho chọn lựa thời điểm rót vốn của mình: cơ hội, chiến lược, và sự lãnh đạo. Và quan trọng hơn hết là bằng chứng “có tiềm năng”.

• Chủ yếu tập trung vào những ngành mới nổi, và tìm kiếm những cơ hội mang tính cách mạng có thể thống trị các ngành này – ngay cả nếu chúng hủy diệt những ngành khác (đặc biệt là nếu họ có thể hủy diệt những ngành đang tồn tại).

• Phát triển những gói tiền lương, thưởng để mọi người có thể kiếm “hàng tỉ đô” nếu dự án kinh doanh này thành công, vì khó có chuyện các CEO doanh nghiệp sẽ chấp nhận chuyện một thiên tài công nghệ tuổi mới đôi mươi kiếm được nhiều hơn họ.

• Không lo lắng về những trò chơi “Điều gì sẽ xảy ra nếu…” mà các tập đoàn dường như yêu thích. Các nhà đầu tư mạo hiểm chờ đợi bằng chứng thật sự.

• Quan trọng nhất là, làm tốt ở thung lũng Silicon. Khoảng 4% các nhà đầu tư mạo hiểm kiếm được khoảng 66% lợi nhuận của công ty đầu tư mạo hiểm, và phần lớn trong 4% này là ở thung lũng Silicon.

Thế thì đâu là bí quyết của thung lũng Silicon? Phải chăng họ đã tìm được cách để giảm thua lỗ? Thật ra, họ có thể gặp nhiều thất bại hơn so với hầu hết các khu vực khác của nước Mỹ. Thung lũng Silicon nhận được nhiều nguồn tiền đầu tư mạo hiểm hơn những nơi khác, và gần 80% là thất bại. Vì thế, tỉ lệ thất bại ở thung lũng Silicon là rất cao.

Những gì thung lũng Silicon đang làm tốt là tuân theo định luật nhiều dự án kinh doanh có tiềm năng cao ở các ngành mới nổi, có tăng trưởng cao. Điều này nghĩa là họ có:

• Nhiều dự án kinh doanh có tính cạnh tranh để tìm cách thống trị trong cùng một ngành.

• Nhiều doanh nhân thông minh có kĩ năng công nghệ trong các ngành mới nổi.

• Nhiều nhà đầu tư thiên thần sẵn sàng chấp nhận rủi ro để đầu tư vào những dự án kinh doanh có tiềm năng cao trong những ngành mới nổi.

• Nhiều nhà đầu tư mạo hiểm đang chờ thời điểm thích hợp để sẵn sàng tung ra “đòn quyết định” cho những cơ hội sau khi phát hiện được một điều gì đó.

Trong khi đó, những gì mà hầu hết các khu vực khác trong nước Mỹ đang làm là đề cập tới dự án kinh doanh của họ với sự hãnh diện khi thành công, và nổi cáu không thèm nhắc đến khi thất bại dưới tay của thung lũng Silicon, hoặc là bị một công ty nào đó thâu tóm. Nhưng họ quên rằng thung lũng Silicon và San Francisco là nơi đã có đến 385 thương vụ được công ty đầu tư mạo hiểm cung cấp vốn so với 1.207 vụ ở Mỹ trong quý 3 năm 2017. Và những dự án kinh doanh này đã nhận được 6,4 tỉ USD trong tổng số 19 tỉ USD.

Điều này nghĩa là nhiều dự án sẽ thất bại, nhưng khi một người chiến thắng nổi lên, thì nhiều khả năng nhất là dự án đó sẽ là ở thung lũng Silicon. Nếu những khu vực khác của nước Mỹ muốn phát triển một nguồn doanh nghiệp có hiệu suất cao vững chắc, thì họ cần có nhiều doanh nhân được đào tạo trong những công nghệ đang lên mới nhất và có kĩ năng kinh doanh để phát triển những dự án có tiềm năng cao.

Nếu làm được như vậy thì các “thiên thần” và nhà đầu tư mạo hiểm sẽ xuất hiện ngay sau đó.

Lớp học Alibaba của ông giáo Jack Ma: Quản trị kiểu Trung Quốc, tinh thần Silicon Valley

Bài viết mới